logo-dulich24

Kỳ Ðài

Huế - Thừa Thiên Huế - Việt nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Huế, Huế
 
 

Kỳ Ðài

Vị trí: Kỳ đài nằm ở chính giữa mặt trước kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đặc điểm: Kỳ Ðài thường gọi là cột cờ, là một công trình kiến trúc trong tổng thể các công trình thuộc Kinh thành Huế.
 

Giới thiệu Kỳ Ðài

Kỳ Ðài

Kỳ Đài Huế

Kỳ đài thường gọi là cột cờ, là một công trình kiến trúc trong tổng thể các công trình thuộc kinh thành Huế, nằm ở phía trong mặt tiền Kinh thành, trứơc Ngọ Môn, theo hướng nam, trên một đoạn tường thành, cụ thể trên pháo đài Nam Chánh. 

Kỳ Đài lộng lẫy khi đêm về
Kỳ Đài lộng lẫy khi đêm về

Kỳ Đài được xây dựng năm Gia Long thứ 6 (Đinh Mão, 1807), đến thời Minh Mạng Kỳ Đài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Đài xây bằng gạch, gồm 3 tầng, với 3 hình khối xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần từ phía dưới lên phía trên.Tầng dưới cao 5,60m, tầng giữa cao 5,80m, tầng trên cao 6m. Từ mặt đất lên từng dưới bằng một lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Đài, tầng dưới thông với tầng giữa bằng một cửa vòm rộng 4m tầng giữa thông với tầng trên cùng bằng một cửa vòm rộng 2m. Đỉnh mỗi tầng có xây một hệ thống lan can cao 1m được trang trí bằng gạch hoa đúc rổng, nền 3 tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới. Trước đây có 2 chòi canh và 8 khẩu đại bác. Cột cờ đầu tiên làm bằng gỗ cao 29,50m. Năm 1904, bão năm thìn làm gãy, cột cờ được thay lại bằng gang. Năm 1947, cột cờ bị chiến tranh phá huỹ, và sau đó được thay thế bằng cột cờ bê tông như hiện nay. 

Kỳ Đài Huế
Kỳ Đài Huế

Tại Ngọ Môn chiều 30/3/1945, trước hàng vạn quần chúng tham dự, Bảo Đại đọc lời thoái vị và giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Công Hoà, cờ đỏ sao vàng dã được kéo lên Kỳ Đài, đánh dấu chấm hết một chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc tổng tấn công và nổi dạy toàn miền Nam, mùa Xuân năm 1968, 8 giờ sáng ngày 31/1/1968 quân giải phóng chiếm được Kỳ Đài và lá cờ của Mặt trận liên minh dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam được kéo lên. Ngọn cờ cách mạng đã được giữ vững suôt 26 ngày đêm ... 5h giờ sáng 21/3/1975 chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng mỡ màn, Trung đoàn 6 (Trung đoàn Phú Xuân) của Quân Khu Trị Thiên được giao nhiệm vụ cấm cờ chiến thắng ở Thành phố Huế và đến 6 giờ sáng ngày 26/3/1975 lá cờ dài 12m, rộng 8m của MTDTGPMN Việt Nam đã được kéo lên, đánh dấu mốc lịch sử thành phố Huế và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế được hoàn toàn giải phóng. 

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Phục vụ hơn 10.000 lượt khách mỗi tháng

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Liên hệ đặt tour: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Kỳ Ðài (144)

Vinpearl Hotel Hue
Vinpearl Hotel Hue
Huế
Khu vực trung tâm
9.2 Tuyệt vời
Indochine Palace
Indochine Palace
Huế
Khu vực trung tâm
9.2 Tuyệt vời
Gardenia Hue Hotel
Gardenia Hue Hotel
Huế
Khu vực trung tâm
9.1 Tuyệt vời
Khách sạn Orchid
Khách sạn Orchid
Huế
Khu vực trung tâm
9.0 Tuyệt vời
Stop and Go Boutique Homestay Hue
Stop and Go Boutique Homestay Hue
Huế
Khu vực trung tâm
9.3 Tuyệt vời
Hotel La Perle
Hotel La Perle
Huế
Khu vực trung tâm
9.4 Tuyệt vời
 

Điểm du lịch ở gần Kỳ Ðài (29)

Chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba

đường Trần Hưng Đạo, Tp Huế, Việt Nam
Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền

Tp Huế, Việt Nam
Bãi biển Thuận An

Bãi biển Thuận An

Đường Thuận An, Tp Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Suối Voi

Suối Voi

Lộc Tiễn, Phú Lộc, Huế
 

Xem thêm về Huế