Huế xưa và nay - Trong phạm vi hoàng cung triều Nguyễn, Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất xét về nhiều mặt: chức năng, vị trí, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật… Điện Thái Hòa là địa điểm sinh hoạt quan trọng nhất của triều đình nhà Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộ họp đại triều với sự tham gia của vua, hoàng thân quốc thích, và những quan đại thần.
Vào thăm Hoàng thành, qua cửa Ngọ Môn dân ta đến cầu Trung Đạo, hai bên là hồ Thái Dịch trồng sen, ven hồ trồng sứ (cây dại), cầu này dẫn đến sân chầu trước điện Thái Hòa.
Sân chầu rất rộng này được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng), là nơi các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm trật quay mặt vào Điện Thái Hòa làm lễ đại triều. Ở trong cung điện chỉ có vua ngự trên ngai vàng, các hoàng thân và 4 vị đại thần cấp cao nhất (tứ trụ) đứng chầu.
Sân chầu chia làm 3 tầng, 2 tầng trên lát đá thanh, tầng dưới lát gạch. Tầng sân cao nhất gọi là đệ nhất bái đình dành cho các quan từ tam phẩm đến nhất phẩm đứng chầu, tầng thứ nhì gọi là đệ nhị bái đình dành các quan từ tứ phẩm đến cửu phẩm đứng chầu (thời Gia Long chỉ có các quan từ lục phẩm trở lên mới được vào chầu tại đây), tầng sân thứ ba gọi là đệ tam bái đình dành cho các hương hào kỳ lão (từ 70 tuổi trở lên) và thích lý (bà con bên ngoại của vua) đứng chầu. Ở hai bên tầng sân thứ ba này có hai con nghê bằng đồng đứng quay đầu vào Điện Thái Hòa với chức năng “giám sát” các quan khi hành lễ.
Về tên gọi Điện Thái Hòa lay gốc từ kinh Dịch. Chữ “Hòa” có ý nghĩa là hòa hợp, hài hòa, “Thái Hòa” là cái khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Ông vua trị vì thiên hạ cần phải giữ cho được sự hòa hợp tốt đẹp giữa dương và âm, cương và nhu thì mới hữu ích cho vạn vật…
Công trình kiến trúc này được khởi công xây dựng ngày 21-2-1805 và hoàn thành vào tháng 10-1905. Khi ấy Điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45m về phía Tây Bắc. Tháng 3-1833 khi quy hoạch lại và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại Nội, vua Minh Mạng cho dời Điện Thái Hòa về phía Nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn. Từ đó về sau ngôi điện này còn được tu bổ nhiều lần và gần đây nhất là vào các năm 1990-1991. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cho thay thế một số cột gỗ bị hư hỏng, sơn son thếp vàng lại phần nội thất.
Điện Thái Hòa ngày xưa
Tòa nhà nguy nga, tráng lệ này là một mẫu nhà tiêu biểu cho mô thức xây dụng các cung điện, miếu, lăng tẩm trong và ngoài Hoàng thành Huế vào thế kỷ XIX. Diện tích mặt bằng ngôi điện là 1360m2. Nền điện cao hơn tầng sân chầu thứ nhất 1m và cao hơn mặt đất 2,35m.
Điện Thái Hòa được xây dựng theo kiểu nhà kép gòi là”trùng thiềm điệp ốc” hay “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau). Ngôi nhà chính ở phía sau là chính điện (hay chính doanh) có năm gian hai chái, ngôi nhà phía trước gọi là tiền điện (hay tiền doanh) có bảy gian hai chái. Hai nhà trước và sau được nối lại với nhau bằng một mái thừa lưu hay còn gọi là mái vỏ cua. Bộ phận kiến trúc đặc biệt này có hai chức năng; kết nối hai bộ sườn nhà sau và trước tạo thành bộ sườn thống nhất và tạo ra không gian chung cho điện, chức năng thứ hai là cái mắng hứng nước mưa từ mái nhà trước và sau chảy xuống.
Toàn bộ hệ thống sườn nhà của ngôi điện được làm bằng gỗ lim. Các hàng cột gồm 80 cái đều sơn vẽ rồng thếp vàng leo quanh. Giữa tiền điện, gần trên mái treo tấm biển sơn son thếp vàng với ba chữ “Thái Hòa Điện” rất lớn, bên cạnh ghi hàng chữ nhỏ chỉ năm kiến trúc đầu tiên (1805), năm làm lại (1833) và năm đại tu (1923). Phía trong cùng, ở gian giữa chính điện đặt ngai vua ba tầng bệ gỗ, bên trên theo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí hình chin con rồng. Ngai và bửu tán đều thếp vàng chói lọi, rực rỡ. Các tuồng gỗ ở nhà trước được soi chỉ, chạm khắc và sơn thếp rất đẹp. Trên trần gỗ mỗi căn đều có treo lồng đèn trang trí thơ văn và hình ảnh cách điệu chạm trổ theo lối “nhất thi nhất họa”
Mái điện trước đây được lợp ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng) được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau gọi là mái chồng diêm hoặc trùng thiềm. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt tòa nhà, được chia ra từng ô, hộc trang trí hình vẽ và thơ văn trên những miếng đồng tráng men nhiều màu (pháp lam) theo lối nhất thi nhất hoại. Sự phân chia bộ mái thành ba tầng như vậy nhằm tránh sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn và cũng để tôn cao ngôi điện. Trên nóc điện, bờ mái đều chắp hình rồng theo kiểu lưỡng long triều nguyệt và hồi long. Giữa nóc tiền điện trang trí bầu rượu bằng pháp lam. Hệ thống cửa gương ở hai mặt trước và sau (lắp năm 1923) giúp cho trong điện luôn đủ ánh sáng để nhìn rõ các bài thơ và các bức họa trang trí ở đầu vách đố hay liên ba…
Về kiến trúc và trang trí nội ngoạii thất Điện Thái Hòa đều gửi gắm vào đó nhiều ý tứ sâu xa đượm màu sắc đạo ly truyền thống phương Đông. Ngoài ra, ở tòa điện này còn ghi được nhiều ngôn ngữ văn học với 297 ô hộc khắc chạm và đúc nổi thơ chữ Hán…
Điện Thái Hòa ngày nay
Điện Thái Hòa là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế, là nơi diễn ra những sinh hoạt quan trọng nhất của triều đình quân chủ. Ngày 28-6-1806, vua Gia Long mới cho “đặt nghi vệ đai triều ở Điện Thái Hòa” và cử hành lễ Đăng quang chính thức tại đây. Vua định triều nghi mỗi tháng lay ngày mồng một và ngày rằm đặt đại triều ở Điện Thái Hòa… Đây cũng là nơi triều đình cử hành các cuộc đại lễ thường kỳ hoặc bất thường như: lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Tứ Ngũ Tuần đại khánh tiết v.v… Các dịp ấy, vua chầu hai bên Ngự tọa, các quan lại thuộc bách tính đều xếp hàng ngoài sân Đại triều theo thứ tự phẩm trật và nguyên tắc “tả văn hữu võ” (quan văn bên trái, quan võ bên phải).
Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng
Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420