logo-dulich24

Làng Dương Nỗ

Xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Phú Vang, Huế
 
 

Làng Dương Nỗ

Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống khoảng một năm trong thời kì Người theo cha ra Huế. Tại đấy, hiện còn lưu giữ ngôi nhà kỷ niệm,cùng những kỷ vật gắn bó với tuổi thơ của Người.
 

Giới thiệu Làng Dương Nỗ

Làng Dương Nỗ

 Về thăm Dương Nỗ

Có hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh sống ở Thừa Thiên - Huế. Đầu tiên là quãng thời gian từ năm 1895 đến 1901 khi Người còn mang tên Nguyễn Sinh Cung. Thời kỳ thứ hai từ năm 1906 đến 1909, khi Người đã ở tuổi thanh niên, mang tên Nguyễn Tất Thành.

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ. (Ảnh: Vũ Hảo - Thể thao Tp HCM)
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ. (Ảnh: Vũ Hảo - Thể thao Tp HCM)

Làng Dương Nỗ, thuộc xã Phú Dương gắn với Hồ Chủ tịch trong thời kỳ đầu. Năm 1898, sau khi thi Hội lần thứ 2 không đỗ, cuộc sống gia đình và nghiệp văn chương của thân phụ Bác Hồ là ông Nguyễn Sinh Sắc gian nan, lận đận. Giữa đất đế đô, một mình bà Loan, thân mẫu của Bác Hồ, lao động quần quật mà vẫn không thể nào đưa gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khổ. Sau lần thi trượt này, ông Sắc không được hưởng học bổng của Trường Quốc Tử Giám nữa. Muốn thi lại, ông phải tự chèo chống ôn bài. Trước tình cảnh đó, ông được một người bạn giới thiệu và được gia đình ông Nguyễn Sĩ Ðộ - làm chức Hương bộ trong làng, mời về nhà dạy học tại làng Dương Nỗ.

Từ trung tâm thành phố Huế về Dương Nỗ khoảng chừng 7 cây số theo hướng biển Thuận An. Chỉ có hai anh em Khiêm, Cung theo cha về đây, một phần để đỡ gánh nặng kinh tế gia đình, một phần để ông Sắc có điều kiện dạy học cho hai con.

Ngôi nhà ông Sắc ở tại Dương Nỗ vốn trước kia là nhà thờ bên vợ ông Ðộ. Nhà gỗ ba gian, hai chái, mái lợp tranh, xung quanh thưng bằng gỗ ván. Cách bài trí trong nhà tiện lợi và đẹp mắt, mang dáng dấp ngôi nhà của ông đồ nho xứ Nghệ. Lớp học đặt ở đây, nhưng không có bàn, ghế. Có bức phản gỗ kê ở hai gian bên để học trò ngồi học, gian giữa có kê bức phản lớn. Trước một án thờ là nơi ngồi giảng bài của ông Sắc. Ở góc trong hai gian kế gian giữa có kê chiếc chõng tre, bên trái kê chiếc sập đựng đồ đạc cho ba cha con. Hai chái hai đầu nhà là hai buồng: một buồng là nơi cất áo quần của ba cha con, một buồng là để cất cơm gạo. Hai bên lối vào nhà có hai hàng dâm bụt đưọc cắt xén cẩn thận, trước mặt là dòng sông Phổ Lợi, xung quanh nhà hoa thơm ngát bốn mùa, chiều hè gió từ biển Thuận An thổi lên vừa mát, vừa nồng nàn hương biển.

Nghe tiếng ông Cử Sắc (ông Nguyễn Sinh Sắc) về nhà ông Độ làm thầy dạy học, dân làng Dương Nỗ và các làng chung quanh đến xin học rất đông. Học trò thầy Cử có hai loại: loại sắp đi thi Hương có Kính, Mại, Lệ, Kiến (con ông Nguyễn Viết Chuyên), Phong, Xứ, Toản... Loại thứ hai đã giỏi chữ nhưng chưa đi thi cử gì hoặc mới học vỡ lòng như Huyến, Hoàn và hai người con trai của thầy là cậu Khiêm (thường gọi là Khơm) và Cung (thường gọi là Côông)...

Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo

Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kể, một hôm có người đem con đến xin học, thấy hai người con thầy ngồi bên cạnh liền buột miệng hỏi: “Bẩm thầy, vì sao hai cậu không ở trên Thành Nội với mẹ mà lại theo thầy về đây?”. Thầy Cử Sắc cười. Bàn tay xương xẩu của thầy vỗ vỗ lên cái đầu để tóc trái đào của hai người con trai, nói đùa rằng: “Thằng này là thằng Khơm, thằng này là thằng Côông. “Khơm Côông” là “khôông cơm”, nên bầy tui đi mô thì đem hai đứa đi nấy để nhờ gia đình chủ nuôi”. Đó là một sự thật vừa khôi hài, vừa xót xa, chua chát.

Ở làng Dương Nỗ, hai cậu bé Khiêm, Cung vào lớp ngồi học như tất cả những người học trò lớp nhỏ khác. Thầy Cử Sắc lo dạy cho lớp học trò đi thi Hương khoa Canh Tý (1900). Đối với những người mới học thì thầy chỉ ra bài, còn những học trò lớn phải dạy lại cho các học trò nhỏ.

Lối vào nhà lưu niệm. (Ảnh: Diên Thống - Báo TT-Huế)
Lối vào nhà lưu niệm. (Ảnh: Diên Thống - Báo TT-Huế)

Cậu Khuyến 15 tuổi, con ông chủ nhà được chỉ định dạy kèm cậu Cung. Thầy Cử bảo cậu Khuyến: “Trò Cung không thuộc bài thì trò Khuyến phải ăn đòn thay”. Trò Cung học rất thông minh, nhớ sách rất giỏi, nhưng có cái tội là hiếu động, hay bỏ lớp đi chơi lang thang, hoặc đánh nhau với trẻ chăn trâu ở làng dưới. Vì vậy, trò Khuyến rất lo. Trò Khuyến cột một sợi dây chuối vào vạt áo sau của trò Cung. Hễ thấy trò Cung đi chơi, chiếc dây chuối căng ra thì trò Khuyến cầm dây kéo lại, bảo ngồi vào ghế học. Một hôm, thầy vừa ra Luận Ngữ, Cung lẩm nhẩm học một chút rồi xếp sách đứng dậy. Trò Khuyến nắm áo kéo lại: “Chú Hai (tức trò Cung), sao chú không học lại bỏ đi chơi?”. Trò Cung bảo: “Tui thuộc hết rồi”. Khuyến có vẻ không tin. Biết thế, Cung đưa sách cho Khuyến dò, nhắm mắt đọc trầm. Sách Luận Ngữ một tập tám tờ, một tờ từ 5 đến 8 dòng, mới đọc sơ qua ai ngờ Cung đều thuộc hết.

Thấy Cung thông minh, đám học trò làng Dương Nỗ tin tưởng, nếu cậu Cung mà chịu chăm chỉ học hành thì chẳng mấy chốc, bảng vàng Hương, Hội sẽ đề tên và sẽ được giàu sang. Cung thì không thích như thế. Hàng ngày, cậu hay trốn bạn, trốn thầy đi chơi. Cái gì thích thì cậu học. Cậu rất thích nghe kể chuyện đào sông Phổ Lợi; chuyện các họ thờ trong ngôi nhà thờ bảy gian, chuyện đình làng Dương Nỗ... Nhiều buổi trưa, cậu lẻn ra sông tắm mát, tắm xong vào ôm cột đình to tướng xoay quanh, hay xuống quét lá ngủ trưa trên cái bệ trước am Bà làng Phò Nam. Dân làng thấy thế sợ lắm. Họ rỉ tai: “Cậu Cung nếu không bị Hà bá nhận nước thì cũng bị Bà vặt. Nhưng mãi không thấy cậu Cung bị đau ốm, hề hấn gì, họ lại kháo với nhau: “Cậu Cung mạng lớn hơn cả thần thánh, sau này thế nào cũng làm lớn”. Một hôm, thầy Cử Sắc bảo trò Khuyến đi tìm cậu Cung về học, trò Khuyến tìm mãi mới thấy trò Cung đang hỏi chị buôn bán ngoài chợ. Khuyến rủ, Cung không về : “Các anh về học sau này thi đỗ ra làm quan... Còn tôi thì chỗ nào thích tôi học”.

Năm 1900, ông Sắc và hai con rời làng ra đi. Lúc đó, cậu bé Cung chỉ vừa tròn 11 tuổi. Có tư liệu viết rằng, triều đình Huế điều ông Nguyễn Sinh Sắc đi Thanh Hóa chấm thi Hương. Ông Sắc đem theo con trai lớn để giúp cụ dọc đường, còn người con trai thứ là Nguyễn Sinh Cung trở lại Thành Nội sống cùng với mẹ và em út là Nguyễn Sinh Xin, không lâu thì bà Loan mất. Những hình ảnh về làng Dương Nỗ chỉ còn trong hoài niệm của Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc và sau này là Hồ Chí Minh. Vậy là sống ở làng Dương Nỗ chỉ vẻn vẹn có 2 năm, nhưng đó là một quãng thời gian cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Ở lớp học chữ Hán của cha trong ngôi nhà ở làng Dương Nỗ hơn 100 năm trước, Bác Hồ đã được học những chữ Hán đầu tiên, đặt nền móng cho nền học vấn Hán học của Người. Người cha cũng chính là người thầy đầu tiên trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Con sông Phổ Lợi, đình làng, bến Đá, am Bà…ở làng Dương Nỗ là những nơi in đậm dấn ấn tuổi thơ của Bác. Qua những gì xảy ra ở đình làng cùng những nẻo đường của làng quê Dương Nỗ, Người bước đầu chứng kiến sự bất lực của các vua cuối triều Nguyễn, thấy được tội ác của thực dân Pháp và nhận thức truyền thống văn hóa và ý thức quật cường của dân tộc ta, để rồi góp phần hình thành tư tưởng, khát vọng và quyết tâm tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc sau này.

Hơn 120 năm đã trôi qua, xuân 2014 này là kỷ niệm 124 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về thăm lại làng Dương Nỗ, Người đi xa rồi vẫn còn đó con sông Phổ Lợi hiền hòa năm xưa với đôi bờ được nối nhịp bằng cây cầu. Thay thế cho những con đường làng nhỏ bé và lầy lội xưa kia là những con đường bê tông rộng phẳng. Ngôi nhà lưu niệm gợi nhớ hình ảnh cậu bé Cung thông minh. Bến nước bên dòng Phổ Lợi còn đó, như thấp thoáng hình ảnh xưa cậu bé Nguyễn Sinh Cung và anh trai vẫn thường lấy nước, tắm giặt, ngắm cảnh… Còn sân đình làng Dương Nỗ lại gắn liền với các lễ hội vui và những cuộc họp bàn công việc của các bậc lớn tuổi, có bóng dáng hiếu động và tò mò của cậu bé Cung ở tuổi xấp xỉ lên mười. Thời thế như một cơ duyên đưa cha con cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến với một làng quê ở Huế. Cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của Bác gắn liền với bao tên đất và tên người, vậy nhưng khung cảnh làng quê với bến nước, đình làng và những con người ở Dương Nỗ vẫn mang một dấu ấn đặc biệt.

Cùng với Kim Liên hay Hoàng Trù ở quê hương xứ Nghệ, làng quê Dương Nỗ là tuổi thơ, nơi nuôi dưỡng nên một tâm hồn lớn, một nhân cách vĩ đại của dân tộc và của cách mạng: Hồ Chí Minh.

Theo Đình Nam (TTH.VN)

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Phục vụ hơn 10.000 lượt khách mỗi tháng

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Liên hệ đặt tour: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Làng Dương Nỗ (154)

Vinpearl Hotel Hue
Vinpearl Hotel Hue
Huế
Khu vực trung tâm
9.2 Tuyệt vời
Indochine Palace
Indochine Palace
Huế
Khu vực trung tâm
9.2 Tuyệt vời
Gardenia Hue Hotel
Gardenia Hue Hotel
Huế
Khu vực trung tâm
9.1 Tuyệt vời
Khách sạn Orchid
Khách sạn Orchid
Huế
Khu vực trung tâm
9.0 Tuyệt vời
 

Điểm du lịch ở gần Làng Dương Nỗ (29)

Đầm Tam Giang

Đầm Tam Giang

Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế
 

Xem thêm về Huế