logo-dulich24

Tư vấn du lịch Hà Nội

Tư vấn du lịch Hà Nội
 
 

Tư vấn du lịch Hà Nội

Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội một thủ đô nay đã nghìn năm tuổi. Lịch sử, truyền thống văn hóa có từ lâu đời đa dạng và giàu bản sắc. Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế
 

Giới thiệu du lịch Hà Nội

Thành phố Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến với những di tích cổ xưa, cuộc sống yên bình. Nếu đã một lần du lịch Hà Nội, chắc chắn bạn không thể nào quên không khí đặc trưng nơi đây, với Hồ Gươm, Hồ Tây, những quán cafe trầm mặc, những con đường nhỏ và những gánh hàng rong.

Hồ Gươm nhìn từ trên xuống
Hồ Gươm nhìn từ trên xuống

Phương tiện đi lại, di chuyển khi du lịch Hà Nội

Đi đến Hà Nội

Máy bay: Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không có chuyến bay tuyến Sài Gòn – Hà Nội.

Bạn có thể tham khảo giá vé của các hãng hàng không giá rẻ như: Jetstar Pacific và Vietjet Air giá vé dao động từ 1,132,000đ/chiều đến 1,264,000đ/chiều. Vietnam Airlines là 1,814,000đ/chiều đến 2,309,000đ/chiều.

Để di chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài đến trung tâm thành phố Hà Nội bạn có thể đi taxi với mức giá dao động từ 400,000đ đến 500,000đ. Bạn cũng có thể đi xe bus trung chuyển của hai hãng hàng không nội địa là Jetstar và VietJet Air với giá là 40,000đ đến 50,000đ/lượt

Tàu lửa: Giá vé tàu Thống Nhất Bắc Nam dao động từ 1,166,000đ/chiều đến 1,246,000đ/chiều. Từ ga Hà Nội nằm trên đường Lê Duẩn đến trung tâm thành phố mất khoảng 10 đến 15 phút đi taxi

Di chuyển trong nội thành  Hà Nội

Một trong những nét độc đáo của du lịch Hà Nội là xích lô phố cổ. Rất nhiều du khách đến Hà Nội chọn phương tiện này để tham quan, khám phá những nét đẹp cổ kính trên từng con phố giữa một Hà Nội sầm uất và náo nhiệt.

Nếu xích lô mang lại nét cổ xưa thì xe điện là phương tiện của “du lịch xanh” hiện đại và rất mới của du lịch Hà Nội. Bạn sẽ được khám phá một Hà Nội văn minh, lịch sự với nhịp sống hiện đại.

Du lịch Hà Nội-2

Điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội

1. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là di tích lịch sử mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội


Bên trong văn miếu

2. Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành nhìn từ ngoài
Hoàng thành nhìn từ ngoài

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

3. Bia tiến sĩ Văn Miếu

Bia đá trong văn miếu quốc tử giám

Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã cho dựng 10 tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu cho các khoa thi năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1469, 1472, 1475, 1478, 1481 và 1484. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại 7 tấm bia. Trong những năm tiếp theo, các vua nhà Lê đã cho dựng thêm 5 tấm bia tiến sĩ các khoa thi năm 1487, 1496, 1502, 1511 và 1514. Đến thời nhà Mạc, do tiến hành nội chiến với nhà Lê Trung Hưng nên chỉ có 2 bia tiến sĩ được dựng cho khoa thi năm 1518 và 1529.

4. Lăng Bác

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước [1]. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng

5. Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm)

Liễu rủ hồ Gươm
Liễu rủ hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Là vị trí kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch thực hiện cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu...

6. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Trang web uy tín về du lịch TripAdvisor đã bình chọn Bảo tàng Dân tộc học của Việt Nam đứng thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á năm 2014.

Phía trước bảo tàng
Phía trước bảo tàng

7. Thành cổ Hà Nội

Ô Quan Chưởng
Ô Quan Chưởng

Thành cổ hà nội là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của thủ đô và đất nước. Di tích gán liền với lịch sử của quốc đô Thăng Long và tổng hành dinh của quân đội nhân dân Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước

8. Đền Ngọc Sơn

Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc

Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.Đền Ngọc Sơn là một thắng cảnh nổi bật của hồ Hoàn Kiếm. Ngôi đền này được xây dựng trên nền của cung khánh Thụy do trịnh Giang (thế kỷ XVII) xây dựng ở dải đất xưa gọi là đảo Ngọc làm nơi nhà chúa ra hóng mát vào mùa hè

9. Hồ Tây

1 góc hồ Tây
1 góc hồ Tây

Hồ Tây, trước đây còn có tên gọi khác là Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích khoảng hơn 500 ha và con đường chạy bao quanh hồ dài 18 km [2]. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội

10. Chùa Trấn Quốc

Tháp tổ nhìn từ xa
Chùa Trấn Quốc

Chùa tọa lạc trên một bán đảo phía Đông Bắc hồ Tây, số 32 đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

11. Công viên nước Hồ Tây

Công viên luôn đông đúc trong những ngày nóng nực
Công viên luôn đông đúc trong những ngày nóng nực

Công viên nước Hồ Tây thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1999, là khu giải trí nằm trong địa phận phường Quảng An quận Tây Hồ Hà Nội. Với tổng diện tích là 8.1 ha, công viên Hồ tây là khu giải trí rộng nhất miền Bắc...

12. Nhà tù Hỏa Lò

  Một hiện vật được bảo vệ trong nhà tù
Một hiện vật được bảo vệ trong nhà tù

Khu di tích nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Thực dân Pháp cho xây dựng nhà tù này năm 1896 nhằm giam giữ những người đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp, vốn có tên là Đề lao Trung ương (Maison Centrale), nhưng do nhà tù được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ), Hà Nội, đây vốn là làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung, vì thế làng còn có tên là Hỏa Lò và nhà tù ở đây cũng được gọi là nhà tù Hỏa Lò.

13. Nhà hát Lớn Hà Nội

Và Nhà hát Lớn với các phương tiện hiện đại đầu thế kỷ 21.
Và Nhà hát Lớn với các phương tiện hiện đại đầu thế kỷ 21

Nhà hát Lớn Hà Nội là một nhà hát của Hà Nội, Việt Nam, tọa lạc trên Quảng trường Cách mạng tháng Tám, ở ngã 6 của đường Tràng Tiền, Phan Chu Trinh và Lý Thái Tổ-Lê Thánh Tông gần hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Nhà hát này là một phiên bản nhỏ hơn của Opéra Garnier ở Paris và được xây dựng từ 1901 đến 1911. Đây là một trong các trung tâm văn hóa của thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, hòa nhạc, giao lưu... Vào năm 1995, Nhà hát Lớn Hà Nội được Chính phủ Việt Nam tu bổ lại để chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 1998. Vốn của đợt tu bổ này là 156 tỷ đồng. Chủ nhiệm dự án là kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính, phương án kiến trúc của kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị

14. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phía trước bảo tàng

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trước đây gọi là Bảo tàng Quân đội, là một viện bảo tàng về lịch sử quân sự Việt Nam, nằm tại số 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng mở cửa lần đầu vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/1959

15. Làng cổ Đường Lâm

cổng làng
Cổng Làng

Đường Lâm là một xã thuộc thành phố Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đường Lâm nằm cách Hà Nội khoảng hơn 50 km, cách thị xã Sơn Tây - Hà Tây chừng 5 km về phía đông bắc. Du khách tự mình đi bộ để khám phá ngôi làng Việt cổ đá ong này

16. Làng gốm Bát Tràng

Cổng vào chợ Gốm Bát Tràng
Cổng vào chợ Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場

17. Chùa Lý Quốc Sư

Chùa Lý Triều Quốc Sư
Chùa Lý Triều Quốc Sư

Theo nhiều tư liệu hiện nay thì chùa trước kia gọi là đền, thuộc thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Chùa được lập vào năm 1131 và mang tên Lý Triều Quốc Sư là tên của Thiền sư Minh Không (1066 – 1141). Theo truyền thuyết, vào đời Lý, ba Thiền sư có pháp thuật cao cường là Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Thiền sư Minh Không thuộc phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci). Năm 1138, Thiền sư đã chữa khỏi bệnh điên hóa hổ của vua Lý Thần Tông nên được phong là Quốc sư.

18. Thiên Đường Bảo Sơn

Thiên Đường Bảo Sơn

Nằm trên Km8 đường Láng Hòa Lạc tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, cách trung tâm thành phố 12 km, khu giải trí Thiên đường Bảo Sơn có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD trên diện tích 34ha, là tổ hợp vui chơi giải trí và du lịch văn hóa tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại miền Bắc

19. Làng Vòng

Hạt cốm rất dẻo và thơm ngon
Hạt cốm rất dẻo và thơm ngon

Làng Vòng gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung nhưng chỉ có hai thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm ngon

Ẩm thực Hà Nội

Ẩm thực Hà Nội luôn hấp dẫn với những món ăn đậm chất riêng, sau đây là một số món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội:

1. Phở

Phở Hà Nội

Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Phở gánh Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa, khách tới ăn không có bàn mà chỉ ngòi trên những chiếc ghế nhỏ, mỗi người một tô phở ngon lành. Điều đặc biệt là hàng phở này chỉ bán buổi chiều, từ rất lâu năm và giá vẫn không thể thay đổi là 15.000đ. Hàng phở bò nổi tiếng ngon miệng là Phở Lý Quốc Sư. Còn nếu muốn ăn phở gà, bạn hãy tới hàng phở gà nằm trên phố Quan Thánh. Lạ miệng với món phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can. Phở áp chảo trên phố Bát Đàn. Nếu đến Hà Nội mà bạn không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây.

2. Chả cá

Chả cá lã vọng

Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ, mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Món ăn đậm vị ngọt bùi, beo béo.

3. Bún chả

Bún chả

Miếng chả nhỏ xinh được nướng hơi cháy xém có vị thơm nồng của gia vị tẩm ướp, ăn với nước mắn chua ngọt với dấm, tỏi, ớt, hạt tiêu thơm lừng trộn cùng đu đủ xanh cắt thành từng miếng nhỏ. Kèm theo đó là bún sợi thanh thanh mát mát và các loại rau sống khác, đặc biệt ăn bún chả không thể thiếu rau tía tô.

4. Bún thang

Bún tháng

Là món ăn chứa đựng nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. Bún thang bao gồm rất nhiều những nguyên liệu như thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi nhỏ…Nước dùng phải là loại nước được xinh từ xương heo và tôm he, một nồi nước dùng ngon phải thật trong và thơm nhè nhè, không thể bỏ qua một chút gia vị dậy mùi là mắm tôm.

5. Bánh cốm

Bánh cốm

Bánh cốm ngon nhất bán tại hàng Nguyên Ninh, ngôi nhà số 11 Hàng Than. Cho tới nay hàng bánh cốm Nguyên Ninh vẫn còn bán bánh cốm với phương thức làm bánh thủ công từ xa xưa. Những chiếc bánh cốm với màu xanh tươi mới,vỏ mỏng nhẹ thậm chí bạn có thể nhìn thấy lớp nhân đầu xanh màu vàng vàng bên trong. Mùi cốm thơm lừng hòa quyện với mùi thơm ngầy ngậy của dừa và đậu xanh, ngửi thôi đã mê mẩn.

6. Bánh cuốn

Bánh cuốn

Người Hà Nội thường thích những món ăn thanh nhã, ít dầu mỡ bánh cuốn chính là một món ăn ngon đặc trưng của đất Hà Thành. Gạo để tráng bánh phải được lựa chọn rất kỹ sau đó xay thành bột pha với nước rồi tráng trên bếp những lớp bánh mỏng dính. Bà chủ quán nhanh tay lấy hớt lớp bánh còn nóng ra đĩa sau đó rắc thịt heo được rang với nấm hương rồi cuộn lại cuối cùng rắc một lớp ruốc tôm lên trên. Ăn kèm với nước mắm với cà cuống và chả quế.

7. Bún đậu mắm tôm

Bún đậu mắm tôm

Đường như đã trở thành món ăn mà bất cứ khách du lịch Hà Nội nào cũng muốn một lần được nếm thử. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp , món ăn chiều lòng tất cả mọi người. Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng trắng béo ngậy vị đậu tương vàng óng với lớp chiên bên ngoài. Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông, rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.

8. Bún ốc

Bún ốc

Là món ăn dân dã đặc trưng của miền Bắc, để có một bát bún ốc ngon đúng điệu đòi hỏi người làm phải khá cầu kỳ trong cách chế biến. Tô bún ốc hấp dẫn bởi có vị ngọt đậm của nước hầm xương, vị béo ngậy, giòn giòn của ốc và thơm bùi của đậu rán. Dùng kèm với tía tô, rau húng, bạn mới có thể cảm nhận được hương vị tròn trịa của món ăn này.

9. Bánh tôm

Đây là một trong những món ăn vặt đắt khách ở Hà Nội. Bánh hút hồn thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên với con tôm vàng ươm bên trên bánh. Để đỡ ngấy, bạn có thể ăn kèm với rau sống, nhúng ngập nước chấm thơm ngon, nhai rộp rộp, đảm bảo chẳng thấy béo là gì.

Đĩa bánh tôm vàng rộm vô cùng ngon mắt
Đĩa bánh tôm vàng rộm vô cùng ngon mắt

Bánh tôm Hồ Tây là địa điểm nổi tiếng nhất cho món bánh này nhưng giá hơi "chát". Bạn vẫn có thể "chén" bánh tôm ngon lành với giá thấp hơn một chút ở phủ Tây Hồ, Hàng Bồ...

10. Nộm bò khô

Nguyên liệu chính của món này là đu đủ nạo, bò khô, dạ dày, thịt chim... được rưới thêm thìa nước dùng thanh mát. Nghe thì đơn giản vậy thôi nhưng nếm vào mới thấy "cực đã". Đây là món tủ của nhiều teen Hà Nội. Vừa nhâm nhi món nộm, vừa ngắm phố xá, còn gì bằng.

Nộm khô bò
Nộm bò khô nổi tiếng ở khu bờ Hồ

Một số quán nổi tiếng bạn có thể ghé thăm là quán nộm trên đường Hàm Long, đối diện nhà thờ Hàm Long, quán Long Vĩ Ôn ở số nhà 23 phố hồ Hoàn Kiếm...

11. Ô mai

Thiên đường ô mai ở Hàng Đường
"Thiên đường" ô mai ở Hàng Đường

Nếu bạn muốn mua quà về cho gia đình thì ô mai là sự lựa chọn số 1. Chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần vẫy taxi đến Hàng Đường là tha hồ thử miễn phí, xách túi to túi nhỏ các loại ô mai mang về. Ô mai sấu, mơ mận xào chua ngọt... là những món dễ ăn và được mua nhiều nhất.

12. Kem Tràng Tiền

Có từ thời bao cấp nhưng quán kem Tràng Tiền đến nay vẫn nổi tiếng, cực kỳ đông khách và trở thành một nét văn hóa mà người Hà Nội đi đâu cũng nhớ. Mùa hè thì khỏi nói, quán kem ở 35 Tràng Tiền lúc nào cũng đông kín, nhưng mùa đông lượng khách cũng chẳng hề giảm nhiệt.

kem-6040-1412912981.jpg
Kem Tràng Tiền đông khách quanh năm

Bây giờ bạn vẫn có thể thưởng thức món kem đặc biệt này ở trong các siêu thị hay những địa điểm nhỏ khác. Kem Tràng Tiền giờ được phân phối nhiều hơn cho các đại lý, đóng gói bao bì đẹp hơn, nhưng với nhiều người Hà Nội, món kem que "trần" được mua ở phố Tràng Tiền vẫn là số một.

Khách sạn tại Hà Nội

Danh sách khách sạn theo hạng sao tại Hà Nội

Khách sạn 5 sao (15)

Khách sạn 4 sao (21)

Khách sạn 3 sao (103)

Khách sạn 2 sao (142)

Khách sạn 1 sao (38)

Danh sách khách sạn theo Quận/Huyện

Từ Liêm(9)

Hà Đông(3)

Hoàn Kiếm(28)

Ba Đình(70)

Đống Đa(53)

Hai Bà Trưng(48)

Thanh Xuân(7)

Tây Hồ(23)

Cầu Giấy(47)

Hoàng Mai(4)

Long Biên(6)

Đông Anh(2)

Sơn Tây(3)

Ba Vì(4)

Đan Phượng(1)

Thạch Thất(1)

Chương Mỹ(1)

Ứng Hòa(1)

Gia Lâm(1)

Sóc Sơn(6)

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.

 
 
 

Điểm du lịch liên quan

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long

Ba Đình - Hà Nội - Việt nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đống Đa - Hà Nội - Việt nam
Lăng Bác

Lăng Bác

Ba Đình - Hà Nội - Việt nam
Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Khu Phố Cổ Hà Nội

Khu Phố Cổ Hà Nội

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Làng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng

Gia Lâm - Hà Nội - Việt nam
Thiên Đường Bảo Sơn

Thiên Đường Bảo Sơn

Hoài Đức - Hà Nội - Việt nam
Thành Cổ Hà Nội

Thành Cổ Hà Nội

Ba Đình - Hà Nội - Việt nam
Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc

Tây Hồ - Hà Nội - Việt nam
Chùa Lý Quốc Sư

Chùa Lý Quốc Sư

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Hồ Tây

Hồ Tây

Tây Hồ - Hà Nội - Việt nam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Cầu Giấy - Hà Nội - Việt nam
Công viên nước Hồ Tây

Công viên nước Hồ Tây

Tây Hồ - Hà Nội - Việt nam
Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Nhà tù Hoả Lò Hà Nội

Nhà tù Hoả Lò Hà Nội

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm

Sơn Tây - Hà Nội - Việt nam
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Ba Đình - Hà Nội - Việt nam