Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay. Tại đây có nhiều động vui chơi khám phá, đặc biệt là cưỡi xe trâu đi du lịch quanh làng. Bát Tràng còn là thiên đường của các đồ vật bằng gốm, gốm ở đây vừa rẻ vừa đẹp, bạn có thể mua do người ta làm sẵn hoặc tự tay làm lấy.
Du lịch Làng Gốm Bát Tràng.
Làng gốm Bát Tràng sản xuất nhiều mặt hàng phong phú cả về chủng loại và kiểu dáng, trong đó có cả những mặt hàng mỹ nghệ như: tượng và phù điêu, công nghệ cao, con giống, lọ hoa, đĩa treo tường…Điều thú vị nhất khi tham quan làng gốm Bát Tràng là được trực tiếp tham quan các nghệ nhân làm ra những sản phẩm vô cùng tinh tế, đặc biệt các bạn có thể tự tay nặn những sản phẩm mà mình yêu thích.
Thăm quan Làng Gốm Bát Tràng, bạn có thể đến bất kì thời gian nào trong năm. Tuy nhiên nếu bạn đi theo đường thuỷ đến Bát tràng thì nên đi vào ngày 8-13/2 hàng năm. Bởi thời gian này bạn có thể kết hợp đi thăm đình Vạn Phúc và tham gia lễ hội tại đây. Và đừng quên xem dự báo thời tiết để có một chuyến đi trọn vẹn nhé.
Xe bus: có lẽ là tiện nhất và rẻ nhất. Từ các điểm trong thành phố Hà Nội bạn đi xe bus ra bến trung chuyển Long Biên, sau đó bắt xe 47 đi Bát Tràng. Lên xe và ngồi ung dung cho tới làng gốm.
Xe máy hoặc phương tiện cá nhân khác: bạn qua cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì sau đó rẽ phải đi men theo đê Sông Hồng, khi nào gặp biển báo làng gốm Bát Tràng thì là tới. Rất dễ đi.
Đường Sông: cuối tuần đều có chuyến du lịch Sông Hồng bằng đường sông đi qua làng Gốm Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử. Giá tour này khoảng 350k – 400k / khách.
Nếu đi xe bus thì bạn sẽ đi bộ từ đầu làng, đi qua các nhà bán Gốm Sứ, đi sâu vào trong làng thì tới khu chợ Gốm. Nếu đi xe máy thì bạn phi thẳng vào chợ Gốm, sau đó vào 1 nhà có dịch vụ nặn Gốm, bạn chơi ở đó, sau khi nặn gốm xong thì sẽ phải đợi để sấy khô. Trong thời gian đó bạn cứ để xe đó, xin gửi nhờ, rồi đi loanh quanh thăm quan làng và chợ.
Ngoài đi bộ loanh quanh trong làng thì bạn có thể lựa chọn hình thức đi xe trâu, giá khoảng 150k – 200k / xe chở được khoảng 10 người, thường thì cái này khách nước ngoài đi nhiều.
Xe Trâu sẽ đưa du khách đi xung quanh làng.\, hiện nay dịch vụ này không còn phổ biến, nếu muốn đi bạn phải hỏi nhờ người dân giới thiệu cho.
Dạo quanh Làng cổ Bát Tràng
Một trong những thú vị đầu tiên khi tới Bát Tràng chính là đường tới ngôi làng cổ này. Xuôi qua cầu Chương Dương, đi qua con đê dài, đây là những điểm bạn có thể dừng lại để cùng bạn bè ghi lại những bức ảnh đẹp trong chuyến dã ngoại.
Nếu muốn chuyến đi chơi của mình khác lạ, bạn nên bắt đầu bằng việc đi dạo một vòng quanh làng. Quanh những con ngõ nhỏ chạy quanh làng là nhiều xưởng gốm tư nhân hay những giàn phơi gốm mini rất thú vị.
Bạn có thể thử đi và trải nghiệm cảm giác khám phá Bát Tràng trên xe trâu.
Dạo chơi Chợ Bát Tràng và mua đồ gốm sứ
Chợ có bán đầy đủ nhiều loại mặt hàng, chia thành các gian hàng nhỏ bày bán đủ loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ, từ những gian hàng bát đĩa cao cấp, đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt cho đến mặt hàng đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén và các món bát đĩa bình dân.
Các bạn nếu có nhu cầu mua sắm thì nên vào chợ, không nên mua ở ngoài, giá cả có thể đắt hơn 1 chút.
Chợ bán đồ gốm ở Bát Tràng.
Chợ gốm Bát Tràng.
Tham quan các Gia đình làm Gốm Sứ
Có khá nhiều gia đình làm gốm sứ dọc đường từ đầu làng vào tới tận trong chợ. Bạn có thể ngó nghiêng và vào 1 trong số đó. Khi thăm quan các gia đình này bạn có thể hỏi họ thêm về qui trình làm Gốm, lịch sử hình thành, hoặc đơn giản chỉ xem họ làm thôi.
Các gia đình làm Gốm sứ.
Gia đình làm gốm sứ.
Tham quan Đình làng Gốm Bát Tràng
Đình làng nằm ngay cạnh bến sông (Sông Hồng), nơi các du khách đi Bát Tràng theo tuyến đường sông sẽ dừng ở đây và đi bộ vào làng. Từ khu chợ bạn hỏi đường ra Đình Làng người dân sẽ chỉ cho bạn.
Đình làng Gốm Bát Tràng.
Đình làng Gốm Bát Tràng.
Tham quan Nhà Vạn Vân
Nhà Vạn Vân nằm cuối làng, với mái phủ kín cây xanh. Trong nhà trưng bày hơn 400 món đồ gốm sứ cổ từ thế kỷ 15 đến 19. Nhà Vạn Vân do anh Trần Ngọc Lâm, hội viên Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, xây dựng vào năm 2002.
Nhà Vạn Vân.
Vạn Vân có ý nghĩa là những áng mây lành hội tụ, nơi đây lưu giữ sản phẩm của các làng nghề, nhiều nhất là gốm sứ Bát Tràng.
Nhà Vạn Vân.
Uống trà, thưởng thức các sản phẩm gốm trưng bày tại nhà Vạn Vân
Chơi Nặn Gốm
Sau khi đã dạo chơi và chụp ảnh, bạn có thể thử cảm giác làm thợ gốm với mức phí rất rẻ, chỉ 10.000 đồng một người. Các chủ sân chơi thường luôn túc trực ở cổng chợ đón khách. Vào sân chơi, bạn sẽ được chơi với bàn gốm xoay.
Đừng lo nếu bạn không biết cách sử dụng chúng, các anh thợ ở đây sẽ hướng dẫn tận tình, giúp tạo hình, lấy tâm mẫu cho bạn. Còn bạn thì tha hồ sáng tạo và thử sức với đất sét. Nếu bạn muốn lấy “kiệt tác” mình tự tay làm ra về nhà, mức giá trung bình sẽ từ 40 – 60K tùy sản phẩm lấy ngay hoặc nung đốt.
Du khách nặn gốm tại Bát Tràng.
Đình và chùa Vạn Phúc
Đình Vạn Phúc còn gọi là đình Tổng được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ XI, thờ Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, Tây trấn Thượng Đẳng Phúc Thần. Linh Lang Đại Vương có tên là Hoàng Chân, con trai thứ tư của Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), mẹ là cung phi thứ 9, quê ở Đông Đoàn xã Bồng Lai, Đan Phượng, trấn Sơn Tây.
Đình Vạn Phúc.
Làng nghề Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc hiện có gần 800 hộ dân làm nghề, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại đây. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Ngoài công việc chính, họ còn tham gia làm du lịch, đón tiếp du khách đến tham quan làng nghề.
Làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc.
Làm nghề lâu năm, người dân làng lụa Vạn Phúc đã liên kết với nhau như một dây chuyền sản xuất, người vẽ hoa, người cung cấp tơ, người nhuộm, người se chỉ màu, người hồ sợi... Trong làng cũng đã hình thành một số doanh nghiệp có quy mô, nên các mặt hàng lụa cũng ngày thêm phong phú.
Làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc.
Khi đã chơi thấm mệt, bạn có thể dừng chân ở các quán ven chợ thưởng thức vài món ăn vặt. Chợ Bát Tràng có lẽ chỉ có gốm là “món” đặc sản nhất nên các đồ ăn không có gì đặc biệt lắm. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều món ăn cho bạn lựa chọn. Lúc nghỉ chân, bạn có thể chọn nhâm nhi cặp bánh tẻ nóng và uống cốc nước mía giải khát.
Bánh tẻ nóng
Bánh tẻ nóng.
Bánh sắn
Bánh Sắn.
Bánh khoai
Bánh khoai.
Ổi Đông Dư
Ổi Đông Dư.
Canh Măng Mực
Canh măng mực chỉ ở Bát Tràng mới có nên nó có tên gọi riêng là canh măng mực Bát Tràng.
Khu vực tập trung nhiều hàng quán ngon
Gần như tất cả các hàng quán đều tập trung tại ven chợ Bát Tràng. Bạn có thể thưởng thức các món ăn vặt, hoặc các món khác như bún, miến, lẩu,... Trên đường đi từ trung tâm thành phố hoặc ngược lại cũng có rất nhiều quán ăn, bạn có thể dừng chân tại những địa điểm này.
Làng gốm Bát Tràng là nơi quá đỗi lý tưởng để check in, selfie hay ghi lại những bức ảnh so deep bởi tại đây có quá nhiều góc xinh xinh, ăn hình.
Trong đó chợ gốm và phía trước các tiệm gốm trong làng được xem là vị trí truyền thống nhưng cực lý tưởng để chụp ảnh, bởi hàng trăm món đồ gốm xinh xắn, màu sắc thu hút chính là hình nền tuyệt vời cho những bức ảnh sống ảo.
Một góc khu chợ gốm Bát Tràng.
Một góc khu chợ gốm Bát Tràng.
Một góc khu chợ gốm Bát Tràng.
Một góc khu chợ gốm Bát Tràng.
Những bức tường trưng bày sản phẩm.
Những bức tường trưng bày sản phẩm.
Những bức tường trưng bày sản phẩm.
Ngưng đọng lại thời gian một chút khi bạn len lỏi qua những con ngõ nhỏ trong làng.
Ngưng đọng lại thời gian một chút khi bạn len lỏi qua những con ngõ nhỏ trong làng.
Bát Tràng gần Hà Nội nên không phát triển nhà nghỉ, mọi người cũng chỉ đến Bát Tràng đến 4h30 chiều là đã di chuyển về Hà Nội. Nên đến Bát Tràng chỉ có nghỉ trưa. Bạn có thể quay trở lại trung tâm thành phố, cách Bát Tràng 10km, nơi đây tập trung rất nhiều nhà nghỉ khách sạn.
Bát Tràng có nhiều đồ gốm sứ làm lưu niệm, bạn nên chọn những đồ sau mang đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng.
– Lọ hoa men rạn, men đặc trưng của Bát Tràng
– Bát ăn cơm vẽ tay
– Các đồ thờ bằng sứ vẽ tay
Vẽ tay trên các sản phẩm gốm sứ sẽ thể hiện đặc trưng của làng nghề Bát Tràng, các loại hoa văn có sẵn không đặc trưng lắm.
- 07h00: Khởi hành đi bến Sông Hồng
- 07h30: Tàu rời bến xuôi dòng Sông hồng
- 09h30: Lên thăm Đình và Chùa Vạn Phúc
- 11h00: Ăn trưa trên tàu, thưởng thức ca nhạc dân tộc.
- 13h00: Tham quan và mua sắm đồ lưu niệm tại làng gốm Bát tràng
- 15h00: Lên tàu trở về Hà nội
- 16h00: Tàu về bến, kết thúc chuyến đi
Mua sắm trong chợ bạn nên mặc cả, cũng như đi chợ thôi. Kiểm tra hàng trước khi ra khỏi shop, vì có thể có lẫn hàng lỗi, hàng kém chất lượng.
Đi lại trong chợ nên cẩn thận, vì chủ hàng bày biện khá nhiều, đồ gốm sứ thì dễ vợ, vô ý làm vỡ lại bị đền tiền.
Nếu mua các đồ lớn, cồng kềnh bạn nên nhờ chủ shop chuyển hàng về tận nhà, tránh tình trạng đồ bị vỡ, hỏng hóc trong công đoạn vận chuyển
Nếu có dự định đi mua đồ thì nên mua sau cùng để đỡ phải cầm, vướng, đi chơi các điểm.
Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng
Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420