Những ngày cuối năm khi ở khắp nơi tất bật với công việc và chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết âm lịch thì ở một nơi cách Sài Gòn 140km cũng đang hối hả chờ ngày hoa nở, đó chính là làng hoa Sa Đéc hay còn gọi là làng hoa Tân Quy Đông.
Tương truyền, ngày xưa có nàng Psardek, con gái chúa đất họ Thạc, đã phải lòng một chàng trai nghèo. Phản đối mối tình này, cha nàng đã sai người trói chàng trai lại và thả trôi sông, Nàng Psardek buồn tình nên đã đi tu.
Về sau, khi cha mất, nàng dùng tài sản của gia đình để làm việc từ thiện, tu bổ đường xá, xây cất chợ búa. Từ đó người ta gọi chợ và vùng này là Psardek, lâu ngày đọc thành Sa Đéc.
Đến làng hoa kiểng Sa Đéc vào mùa hoa nở rộ khoảng gần tết âm lịch, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục với muôn loài hoa khoe sắc, nhuộm thắm cả làng hoa. Dưới đây là 1 số hình ảnh làng hoa khi vào mùa thu hoạch.
Mùa hoa nở rộ giáp tết thu hút nhiều du khách đến tham quan chụp ảnh.
Người dân Sa Đéc chất phác, thân thiện, hiền hòa, mến khách.
Hoa Dạ thiên thảo.
Hoa lan hồ điệp đẹp cuốn hút.
Hoa cúc mâm xôi rộ nở.
Hoa cúc đồng tiền cũng đua nhau khoe sắc.
Du khách thích thú chụp ảnh với chậu hoa mào gà đỏ rực dưới nắng chiều.
Hoa la lan đẹp như tranh vẽ.
Hoa hồng nhung cũng không kém cạnh so với các loại hoa khác.
Các chậu hoa sứ bung nụ.
Theo lịch hàng năm thì tháng 12 âm lịch là thời gian hoa ở Sa Đéc nở rộ đây là thời điểm làng hoa Sa Đéc đẹp nhất và sôi động nhất vì vào mùa thu hoạch chính trong năm.
Bạn nên đi du lịch Sa Đéc vào dịp đầu tháng 12 âm lịch và cho tới trước 23 tháng chạp, vì sau đó hoa được thu hoạch chuyển lên Sài Gòn để phục vụ cho nhu cầu hoa Tết.
Muôn hoa khoe sắc dịp tết đến xuân về.
Đến Sa Đéc tham quan Làng Hoa bạn có thể ngắm cảnh làng hoa, chụp hình, mua hoa của người dân. Để chuyến du lịch Làng Hoa Sa Đéc trọn vẹn bạn nên kết hợp tham quan các điểm du lịch khác của Đồng Tháp.
Tham Quan Làng Hoa Sa Đéc: Bạn có thể di tham quan khắp làng, ghé thăm các nhà vườn để mua hoa, ngắm cảnh, chụp ảnh.
Du khách thích thú chụp ảnh trong các vườn hoa ở Sa Đéc.
Du khách thích thú chụp ảnh trong các vườn hoa ở Sa Đéc.
Thăm di tích Nhà Cổ Huỳnh Thuỷ Lê: Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê tọa lạc tại số 225A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, tp Sa Đéc.
Nhà được ông Huỳnh Thuận(cha của Huỳnh Thủy Lê) xây dựng năm 1895 và được trùng tu năm 1917. Ngôi nhà nầy có lối kiến trúc và trang hoàng hết sức độc đáo, nó thể hiện lối kiến trúc Đông Tây kết hợp
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.
Vãn cảnh chùa Kim Huê: Chùa Kim Huê là ngôi chùa lớn nhất ở Sa Đéc, tục gọi là chùa Bông, tọa lạc tại số 41/2, khóm 2 phường I, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Từ những năm 1920-1945, nơi ngôi bảo tự này từng là trung tâm đào tạo gia giáo cho chư Tăng khắp lục tỉnh miền Tây
Chùa Kim Huê là ngôi chùa lớn nhất ở Sa Đéc.
Tham quan các điểm du lịch nổi tiếng khác của Đồng Tháp: Sau khi đã tham quan Làng Hoa Sa Đéc, bạn kết hợp tham quan điểm du lịch nổi tiếng khác như khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đài liệt sĩ, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn quốc gia tràm chim Tam Nông, khu căn cứ Xẻo Quít, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng, các ngôi nhà Cổ đặc trưng miền tây ...
Dạo chơi trên những cánh đồng Sen.
Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.
Đến Sa Đéc bạn không thể bỏ lỡ món hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng khắp Nam Bộ, ngoài ra Đồng Tháp còn là thủ phủ của ẩm thực miền tây, bạn cũng không nên bở lỡ các món ngon nổi tiếng của miền tây.
Hủ tiếu Sa Đéc trứ danh nam bộ.
Gợi ý các quán ăn hủ tiếu ngon ở Sa Đéc:
- Hủ tiếu bà Sẩm: 188 Trần Hưng Đạo, Khóm 1, P.1, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp.
- Hủ tiếu chay Bé Năm: 27 Âu Cơ, P.2, TP.Sa Đéc.
- Hủ tiếu Chị Dậu: Khóm 1, Trần Hưng Đạo, P.1, Sa Đéc.
- Hủ tiếu ông Tư: 246 Trần Phú, An Hòa, Sa Đéc.
- Hủ tiếu, bánh ướt: 228 Trần Phú, An Hòa, Sa Đéc.
- Tiệm mì Minh Ký: 125 Hoàng Diệu, Khóm 1, P.1, Sa Đéc.
Dọc bờ kè sông Sa Đéc tập trung nhiều quán ăn ngon, đặc sản độc đáo khác ở Sa Đéc phải kể đến là món lẩu cua đồng, cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, các món ăn từ cá linh và bông điên điển, chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh, sen Tháp Mười, hạt sen hấp, thịt chim…
Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non nổi tiếng Đồng Tháp.
Đặc sản mua về làm quà: quýt hồng Lai Vung, hồng sen tửu, nhãn Châu Thành, bánh phồng Tôm Sa Giang, nem Lai Vung…
Bản đồ đường đi đến Làng Hoa Sa Đéc.
Từ TP.Hồ Chí Minh, du khách có thể đến Sa Đéc bằng đường bộ với xe gắn máy hoặc xe khách, có 2 cung đường chính để đi từ Sài gòn đến Sa Đéc:
Cung đường N2: từ TP.Hồ Chí Minh đi về Long An (Tân An) rồi đi theo đường N2 để về Tràm Chim rồi từ đây về Sa Đéc. Đây là cung đường khá mới, đường đẹp (đi ngang qua các đồng sen, đồng ấu, chạy dọc biên giới Campuchia,…), du khách cũng có thể đi về Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) rồi chạy vào đường N2 để về Tràm Chim rồi đi Sa Đéc.
Đường QL1: Từ TP.Hồ Chí Minh chạy xe về Trung Lương, rẻ phải theo hướng về Cầu Mỹ Thuận, sau khi qua khỏi cầu Mỹ Thuận thì rẻ phải thêm tầm 15km là đến Sa Đéc.
Xe khách đi Sa Đéc: Các tuyến xe khách từ TP.Hồ Chí Minh đi Sa Đéc khởi hành hàng ngày từ bến xe miền Tây. Các hãng xe phổ biến như Phương Trang, Mai Linh đều có chuyến chạy thẳng từ Sài Gòn đến Sa Đéc.
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.
Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng
Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420