Đến Sóc Trăng bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các ngôi chùa nổi tiếng độc đáo như chùa chén kiểu, chùa dơi, và các lễ hội như đua ghe ngo , Lễ hội Ok om bok. Thưởng thức các món ăn đặc sản như Bún nước lèo, Bánh Pía… của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa, với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt . Xin giới thiệu một số kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng để bạn tham khảo cho chuyến đi của mình.
Các bạn từ miền Bắc, Trung Tùy theo kinh phí và thời gian cho chuyến đi có thể đi máy bay , tàu hỏa, xe khách đến TP Hồ Chí Minh rồi đi tiếp đến Sóc Trăng
Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231km đường bộ, nếu chọn phương tiện là xe khách thì bạn mua vé xe tại bến xe Miền Tây địa chỉ 395 Kinh Dương Vương, An Lạc, Quận Bình Tân, TP HCM, Điện thoại: (08) 38.752.953 – 38.776.594 điểm đến là bến xe Sóc Trăng …. giá vé dao động từ 160.000 – 200.000 đồng tùy chất lượng xe, thời gian đi mất khoảng 4-5 tiếng, tùy hãng xe. Bạn còn có thể chọn một số hãng xe dưới đây để biết thêm thông tin giá vé và giờ xuất phát :
Xe Phương Trang. Tại TP HCM: 08 38309309. Sóc Trăng: 079 3868868
Xe Mai Linh. Tại TP HCM : 08 39393939 , Sóc Trăng: (079) 3 621 777
Xe Hiền Loan. Tại TP HCM: 08 38305004 – 08 38338200. Sóc Trăng: 079 3852852 – 079 3831832
Xe Hoàng Vinh. Tại TP HCM: 08 38539268 – 08 38539269 . Sóc Trăng: 079 3627627
Nếu sử dụng phương tiện cá nhân là xe ô tô riêng hay xe máy đi Sóc Trăng bạn có thể đi từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67km nữa là tới Sóc Trăng.
Taxi: Các hãng taxi ở TP Sóc Trăng: Taxi Mai Linh: (079) 3621621 ; Taxi Sóc Trăng: 079 3838383
Xe máy, xe ôm: Đây là phương tiện tiện lợi và cơ động nhất để đi lại. Bạn có thể liên hệ (hoặc thỏa thuận) với các khách sạn để thuê. Giá thuê dao động 120.000 – 200.000 đ/ngày. Giá xe ôm đi lại tại Sóc Trăng cũng tương đối rẻ tuy nhiên bạn vẫn nên thỏa thuận giá cả trước khi đi.
Tàu, thuyền: để tham quan chợ nổi, các cồn bạn phải đi bằng tàu, thuyền.Tùy theo nhu cầu và túi tiền, các bạn chọn tàu thuyền phù hợp.
Xe bus: các tuyến xe buýt tại Sóc Trăng khá phong phú có các tuyến:
+ Tuyến 1: TP. Sóc Trăng – Thạnh Trị – Ngã Năm
+ Tuyến 2: TP. Sóc Trăng – Châu Thành – Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)
+ Tuyến 3: TP. Sóc Trăng – Long Phú
+ Tuyến 4: TP. Sóc Trăng – Mỹ Xuyên – Kinh Ba (Trần Đề)
+ Tuyến 5: TP. Sóc Trăng – Kế Sách
+ Tuyến 6: TP. Sóc Trăng – Mỹ Tú
+ Tuyến 7: TP. Sóc Trăng – Vĩnh Châu
+ Tuyến 8: Tp. Sóc Trăng – Đại Ngãi-An Lạc Thôn
Du khách có thể đến du lịch Sóc Trăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Khí hậu ở Sóc Trăng chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 26,8 0oC, ít khi bị bão lũ.
Ngoài ra trong năm còn có hai lễ hội lớn là lễ hội Ooc-Om-Bok và đua ghe ngọ, tổ chức vào tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch). Đây là dịp du khách khắp nơi thường tụ hội về đây để tham gia một trong những lễ hội lớn và đặc trưng của Sóc Trăng
Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do dòng họ Ngô tự lập để tu học tại gia, lúc đầu chỉ là một am nhỏ bằng cây lá, trong chánh điện cũng thờ đơn sơ, mãi đến đời ông Ngô Kim Tòng, trụ trì đời thứ 4 mới trùng tu và có nhiều công trình nổi bật bằng đất sét. Chùa nằm trong khuôn viên diện tích 400m2, cổng tam quan được xây kiên cố, lợp ngói, cả mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột trụ. Trong nội điện không rộng, vì chứa rất nhiều hiện vật, pháp khí và đặc biệt là các pho tượng, Phật, Tiên, Thánh và các linh vật do ông Ngô Kim Tòng làm ra trong 42 năm, đất sét có pha bột hương để chống nứt nẻ.
Truyền thuyết ấy kể rằng: ngày xưa ở An Trạch tự nhiên nổi lên một cái gò hình dạng như chiếc cồng. Chân người dẫm lên phát ra âm vang như tiếng cồng. Được ít lâu, tiếng cồng trong gò đất nhỏ dần rồi mất hẳn. Nhân gian bèn lập một ngôi miếu thờ. Hàng năm, dân làng An Trạch cùng nhau tổ chức lễ hội cầu an ở miếu này và gọi đó là lễ hội Thác Côn. Trong tiếng Khmer, Thác Côn có nghĩa đạp cồng, gợi lại sự tích về tiếng cồng chiêng vang lên từ đất. Lễ hội Thác Côn có lệ cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa. Nét độc đáo của vật cúng khiến người ta còn gọi lễ này bằng cái tên lễ Cúng Dừa.
Lễ cúng phước biển Vĩnh Châu được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 2 Âm lịch hàng năm tại ấp Đôn Chếch, xã Vĩnh Châu của huyện Vĩnh Châu. Cho đến nay, lễ hội này đã tồn tại hàng trăm năm và luôn được tổ chức tại một địa điểm và chỉ trong hai ngày đã nêu. Ý nghĩa của lễ hội là cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để người dân tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạo lập vùng đất, tạ ơn trời đất thánh thần cho họ có được cuộc sống ấm no, tạ ơn biển cả đã cho họ nhiều tôm cá, tạ ơn bãi bồi đã cho họ những cánh đồng lúa vàng nặng trĩu.
Trong phong tục tập quán của người Khmer Nam Bộ có rất nhiều lễ hội mang đậm nét văn hóa cổ truyền, như: Tết Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn-ta, lễ dâng y cà sa, lễ xin nước mưa… gắn với tín ngưỡng Phật giáo. Lễ hội Ooc-om-boc là một trong những lễ hội lớn nhất, hấp dẫn nhất, tưng bừng nhất của người Khmer vùng đồng bằng châu thổ Hàng năm, mỗi dịp rằm tháng 10 âm lịch về, đồng bào Khơ me lại nô nức chuẩn bị và chào đón các hoạt động trong lễ hội Oóc Om Bok - lễ hội có một ý nghĩa lớn lao để “Tạ ơn Thần Mặt Trăng”.
Đến hẹn lại lên, ngày 4-5/5 âm lịch hàng năm, tại cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng diễn ra ngày hội sông nước miệt vườn Kế Sách nhằm tôn vinh trái cây miệt vườn và người làm vườn Nam bộ như: Cam sành Ba Trinh, mít nghệ An Mỹ, bưởi da xanh Kế An, bưởi năm roi Kế Thành, chôm chôm Phong Nẫm, măng cụt An Lạc Tây...
Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng có trên 200 ngôi chùa lớn nhỏ. Nếu du khách về Sóc Trăng muốn tham quan hết chùa chiền, tháp cũng phải mất cả tuần lễ. Tuy nhiên, du khách vẫn thường chọn những ngôi chùa lớn và kiến trúc đẹp nhất, để vừa chiêm ngưỡng nét nghệ thuật độc đáo về kiến tạo, vừa tìm hiểu phong tục tập quán của giới phật giáo người Việt, Khmer, vùng đồng bằng Nam bộ.
Tới Tịnh xá Ngọc Hưng, quang cảnh một ngôi chùa bình thường, khu nhà gỗ thờ phật, phật bà Quan Âm đứng trên những hòn non bộ làm bằng đá cao sừng sững, dưới lá sen nở... bạn còn đang choáng ngợp cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây thì ngay bên cạnh bên Tịnh Xá Ngọc Hưng là chùa Long Hưng mà phía sau ngôi chùa là một ngôi chùa Một Cột qui mô lộng lẫy giữa một ao sen đẹp.
Chùa tọa lạc ở đường Cầu Đen, phường 8, thị xã Sóc Trưng, tỉnh Sóc Trăng. ĐT: 079.821431. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông (người Hoa). Chùa được xây từ năm 1952, là một căn nhà lá, vách ván do người Hoa Triều Châu quản lý. Năm 1990, chùa được xây dựng lại khang trang, gồm một tầng trệt, một tầng lầu.
Chùa tọa tại số 22 đường Ngô Gia Tự, khóm 4, phường 6, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. ĐT: 079.821478, 079.610038, 079.610665. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được Hòa thượng Thích Thiện Mỹ khai sáng vào năm 1860, bấy giờ chỉ là mái am tranh. Năm 1936, chùa được xây dựng lại với vật liệu kiên cố.
Hồ nước ngọt Sóc Trăng rộng 20ha bao gồm 2 hồ: hồ nhỏ (hồ Tịnh Tâm cũ) và hồ lớn (hồ Nước Ngọt mà nguyên thủy là công trình thủy lợi do hàng ngàn người dân Sóc Trăng đào thủ công sau 1975). Hồ có nhiều cây xanh mà chủ yếu là cây sao lấy bóng mát và cau lấy dáng cùng phi lao, phượng vĩ có mặt từ xưa. Hồ Nước Ngọt được xem là lá phổi của TP Sóc Trăng. Hầu hết các hoạt động văn hóa của tỉnh Sóc Trăng đều diễn ra tại đây.
Hàng năm, Bảo tàng Sóc Trăng thu hút gần 200 ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu nét đẹp văn hóa, lịch sử, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer qua các thời kỳ.
Bún nước lèo nổi tiếng ở Sóc Trăng nhờ sự kết hợp trong cách dùng nguyên liệu khiến hương vị không giống bất kỳ miền đất nào. Nước dùng được nấu từ dừa, sả, và một số loại mắm của người Khmer. Điểm trên bát bún là thịt lợn thái mỏng, tép, cùng ít gia vị như ớt, các loại rau.
Bún nước lèo là món ăn nổi tiếng ở Sóc Trăng. Ảnh: datmon
Giá và bún được trụng trong nước súp đậm đà rồi cho vào tô, thêm thịt ba chỉ thái sợi, tép, chút tương mặn và ớt bằm, ăn kèm xà lách và rau thơm. Điều khiến du khách không thể quên ở món ăn này là cách làm nước dùng gồm me chua, tương mặn khiến nước dùng rất đậm đà.
Bún gỏi dà
Thịt vịt ướp với tiêu cùng các gia vị khác rồi nấu sơ qua, đổ vào nước dùng được ninh bằng xương và nước dừa tươi, ăn kèm giá đỗ, rau muống bào, bắp chuối bào, rau quế... rất hấp dẫn.
Bún vịt nấu tiêu
Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành nên cọng mì có màu vàng óng. Người ta có thể chế biến mì sụa xào cùng các loại rau, nấm và hải sản hay thịt lợn, gà chấm với nước tương hoặc nước mắm giấm ớt. Còn mì sụa ngọt thường được nấu chè với trứng gà luộc có vị ngọt rất lạ miệng.
Mì sụa
Trước đây người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày.
Bò nướng ngói
Được nấu bằng gạo ngon với cật, tim, gan, cuống họng, cuống phổi… Tuy nhiên, nét độc đáo của cháo lòng Bưng Cóc chính là món dồi heo được chế biến để ăn kèm.
Cháo lòng Bưng Cóc
Gạo, cá lóc và rau đắng được chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền. Vị cá đồng thơm ngọt kết hợp với rau đắng và vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh rất quyến rũ.
Cháo cá lóc rau đắng
Bánh Pía: có hương vị thơm ngon rất đặc trưng, đó là mùi thơm của sầu riêng, vị béo ngậy của trứng vịt muối, vị ngon bùi của đậu xanh, khoai môn, và vỏ bánh nướng vàng giòn tan.
Bánh cống: có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp.
Đến thăm Sóc Trăng, du khách vào Chợ Sóc Trăng trung tâm thành phố, ở đây có bán đủ mặt hàng của 03 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản tươi sống, rau, quả, trái cây,… cho đến các món ăn là đặc sản của địa phương như: bánh Pía, lạp xưởng, mè láo, tôm khô, cá khô, xả pấu,…Đây là những phần quà không thể thiếu của du khách sau chuyến du lịch tại Sóc Trăng.
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.