logo-dulich24

Chùa Đất Sét

Sóc Trăng - Sóc Trăng - Việt nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Sóc Trăng, Sóc Trăng
 
 

Chùa Đất Sét

Sở dĩ gọi là chùa Đất Sét vì trong chùa có rất nhiều tượng Phật làm bằng đất sét, cột chùa cũng bằng đất sét. Độc đáo hơn nơi đây còn có 8 cây đèn cầy nặng tổng cộng 1,4 tấn. Hiện chùa là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở Sóc Trăng.
 

Giới thiệu Chùa Đất Sét

Chùa Đất Sét

Ngôi chùa tạo tác bằng đất sét trên 100 tuổi

Về Sóc Trăng, chúng tôi đã có dịp ghé thăm nhiều lần ngôi chùa Đất Sét. Đây là một ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng thú vị, bởi đa phần kiến trúc, vật trưng bày, những pho tượng trong chùa đều làm bằng đất sét.

Ngôi chùa độc đáo

Chùa Đất Sét tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức Thắng, P.5, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đây là một ngôi chùa không chỉ nổi tiếng trong địa bàn tỉnh mà còn nổi tiếng ở khắp miền lục tỉnh Nam Kỳ trước đây, bởi nơi đây có hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét và những cặp nến to khổng  lồ.

Cổng chùa Đất Sét, đề là: Bửu Sơn tự
Cổng chùa Đất Sét, đề là: Bửu Sơn tự

Chính nét độc đáo của chùa đã thu hút hàng ngàn du khách trong cũng như ngoài nước viếng thăm. Ngày 10-12-2010, chùa được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Chùa Đất Sét còn có tên gốc là Bửu Sơn tự, nhưng được người dân nơi đây, cũng như du khách đặt cho cái tên Đất Sét là vì chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đất sét qua bàn tay của ông Ngô Kim Tòng.

Ông Ngô Kim Tòng (1909-1970) sinh ra trong  một gia đình bần nông, hiếu đạo tại làng Nhăm Lăng, xã Nhiêu Khánh, tỉnh Sóc Trăng, là người con thứ 4 (được gọi là cậu Năm theo cách gọi của người miền Nam). Thuở nhỏ, học hết lớp ba, nhưng với trí thông minh, khéo tay nên ông đã đào đất sét về phơi khô, giã nhuyễn, rồi tạo thành các pho tượng cho chùa tới bây giờ.

Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do dòng họ Ngô tự lập để tu học tại gia, lúc đầu chỉ là một am nhỏ bằng cây lá, trong chánh điện cũng thờ đơn sơ, mãi đến đời ông Ngô Kim Tòng, trụ trì đời thứ 4 mới trùng tu và có nhiều công trình nổi bật bằng đất sét. Chùa nằm trong khuôn viên diện tích 400m2, cổng tam quan được xây kiên cố, lợp ngói, cả mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột trụ. Trong nội điện không rộng, vì chứa rất nhiều hiện vật, pháp khí và đặc biệt là các pho tượng, Phật, Tiên, Thánh và các linh vật do ông Ngô Kim Tòng làm ra trong 42 năm, đất sét có pha bột hương để chống nứt nẻ.

Bạch tượng làm bằng đất sét
Bạch tượng làm bằng đất sét

Qua sự sắp xếp các pho tượng thờ: Đức Phật A Di Đà, Di Lặc Tôn Phật, Bồ-tát Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên"(Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa. Và cũng vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý.

Bốn đôi nến khổng lồ

Năm 1940, nhà chùa đúc 4 đôi nến, trong đó có 3 đôi cao 2,6m, ngang 1m, được đúc bằng 200kg sáp. Cặp nhỏ còn lại được đúc với 100kg sáp, tổng cộng 1,4 tấn sáp. Để đúc được nó phải dùng sáp nguyên chất, chặt nhỏ, cho vào chảo nấu lỏng, đổ vào khuôn (dùng tôn lợp nhà cuộn lại). Sau một tháng, nến nguội rồi mới gỡ khuôn ra và trang trí. 

Hiện nay, hai nến nhỏ vẫn cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời (ngày18-7-1970) mà vẫn chưa hết. Phỏng tính bình quân mỗi cây nến cháy suốt ngày đêm phải mất 70-80 năm.

 Bàn thờ ông Ngô Kim Tòng - người có công  làm ra các pho tượng bằng đất sét
Bàn thờ ông Ngô Kim Tòng - người có công  làm ra các pho tượng bằng đất sét

Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt. Pho tượng "Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận" có đến 1.000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị thần ngự. Phía dưới đài sen lại có "Bát quái Thiên tiên" gồm 8 cung (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài)". Mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu; dưới đài sen và Bát quái có Tứ Đại Thiên vương trấn giữ.

Tháp Đa Bảo cao 3,5 m, có 13 tầng với 208 cửa vị thần và dưới chân tháp có 126 con rồng nâng đỡ tháp.

Ngoài ra, còn có lục long đăng (có 3 chóp đỉnh lớn), 7 lư hương nhỏ và các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ, Long Mã... đều là những hiện vật được tạo tác khá tinh xảo.

Giá trị văn hóa

Sóc Trăng là tỉnh thành nổi tiếng với nhiều người dân tộc Khmer sinh sống, chính  tại vùng đất này đã tạo ra rất nhiều di tích, chiến tích oai hùng trong lịch sử nước nhà. Cũng theo dòng thời gian, rất nhiều ngôi chùa ra đời, với kiến trúc độc đáo, lạ mắt có thể kể đến như: chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Khleang...

Một trong số những ngôi chùa đẹp, kiến trúc rất dân giả làm từ nguyên liệu đất sét đã tạo nên sự hiếu kỳ cho du khách gần xa đó là chùa Đất Sét, như đã nói ở trên. 

Chánh điện chùa Đất Sét
Chánh điện chùa Đất Sét

Nến to trong ngôi chùa hơn 100 năm tuổi
Nến to trong ngôi chùa hơn 100 năm tuổi

Ngày nay, trải qua hơn 100 năm, chùa cũng đã có phần xuống cấp nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, và người dân ở địa phương nên ngôi chùa luôn được trùng tu, tôn tạo, sử chữa những phần hư hỏng dù là rất nhỏ.

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Chùa Đất Sét (3)

 

Điểm du lịch ở gần Chùa Đất Sét (12)

Hồ nước ngọt Sóc Trăng

Hồ nước ngọt Sóc Trăng

Tp Sóc Trăng, Việt Nam
Bảo tàng Tỉnh Sóc Trăng

Bảo tàng Tỉnh Sóc Trăng

Tp Sóc Trăng, Việt Nam.
Chùa Khleang

Chùa Khleang

Tp Sóc Trăng, Sóc Trăng
Khu du lịch Bình An

Khu du lịch Bình An

số 71, phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
 

Xem thêm về Sóc Trăng