1. Gà đen
Gà đen Bình Liêu có nguồn gốc từ giống gà của người H’mông, người dân của Bình Liêu nuôi loại gà đen này ở các xã, như: Đồng Tâm, Tình Húc.
Giống gà đen ở Bình Liêu nổi tiếng săn chắc, thơm thịt, nó có thể dùng để chế biến ra vô số món ngon từ hấp, luộc, nướng với mật ong rừng... Mỗi món đều có hương vị riêng khó cưỡng, thịt gà màu đen chắc thịt ăn vào bổ dưỡng.
Lẩu gà đen Bình Liêu.
2. Cá suối: cá suối cũng là món ăn phổ biến và được yêu thích ở Bình Liêu. Loài cá suối có thân hình nhỏ, kích thước chỉ bằng ngón tay, tuy nhiên thịt lại chắc, ăn rất ngọt và thơm.
Cá suối được người dân Bình Liêu chế biến thành nhiều món ngon, nhưng phổ biến nhất là chiên giòn với dầu của hoa sở vàng, một loại hoa phổ biến ở Bình Liêu.
Món cá suối chiên ăn ngon nhất là khi vừa chiên xong, còn nóng hổi, chấm nước mắm hoặc xì dầu, thịt cá giòn tan, bạn có thể ăn cả sương cá.
Cá suối chiên giòn ở Bình Liêu.
3. Quả Trám: Trám đen là loài cây nổi tiếng của bình liêu, mỗi cây trám ở đây có khi tuổi thọ đến cả trăm năm và chỉ ra quả vào 1 mùa trong năm khoảng tháng 7 đến tháng 8.
Trám đen hình thoi, khi mang đi chế biến sẽ cảm nhận được vị bùi bùi, các món ăn phổ biến với trám đen là Xôi Trám, Cá kho trám, Thịt kho trám ...
Xôi Trám.
4. Bánh Coóc Mò: Coóc mò là tên một loại bánh truyền thống của người Tày. Trong tiếng Tày, “mò” có nghĩa là bò, vậy nên bánh coóc mò là bánh sừng bò.
Nguyên liệu chính để làm món bánh này là gạo nếp, lạc đỏ và muối. Gạo nếp phải là loại gạo nếp ngon, hạt tròn đều, để đảm bảo hương vị thơm ngon của bánh thành phẩm.
Bánh được gói bằng lá chít, thường bánh sẽ được làm có nhân hoặc không nhân. Loại không nhân khi ăn chấm cùng mật mía hoặc mật ong tăng thêm độ ngọt, loại có nhân thường là thịt lợn.
Bách Cooc mò của người Tày, Nùng ở Bình Liêu.
5. Bánh Ngải: Bánh ngải cứu là món bánh truyền thống của dân tộc Tày, loại bánh này trước đây thường chỉ được dùng trong các lễ hội mừng cơm mới, ngày tảo mộ, ngày lễ Tết hay những ngày lễ quan trọng của dân tộc Tày.
Ngày nay bánh ngải được sử dụng hàng ngày, bánh ngải có vị thơm của ngải cứu non, ngọt bùi của nhân bánh, dẻo thơm của gạo nếp, bánh có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Bánh ngải.
6. Bánh Tài Lồng Ệp: tên bánh khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng đây là món ăn phổ biến và là đặc sản của người Sán Dìu.
Bánh có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như là bánh "Tày Nồng Ệp", Bánh Tổ, Bánh Cấu hoặc có người gọi là bánh Tài Lộc.
Bánh tài lồng ệp cũng như các món ăn khác của người Sán Dìu, chúng được yêu thích cũng vì rất dân dã, dễ ăn và ngon miệng.
Bánh tài lồng Ệp của người Sán Dìu ở Bình Liêu.
7. Củ Cải Khô: món ăn này ở Bình Liêu còn được gọi với tên khách là Củ Cải Phên, là món ăn truyền thống, đặc sản riêng có ở Bình Liêu. Theo người dân địa phương, củ cải phên là món ăn truyền thống có từ lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Trước kia, khi người dân địa phương trồng nhiều củ cải, nhưng ăn không hết, vì thế họ đã nghĩ ra cách bảo quản là thái nhỏ củ cải, thêm muối vào và đem phơi khô để ăn dần.
Món củ cải khô bắt đầu từ đó, lúc đầu chỉ được sử dụng bởi người dân, sau này món ăn phổ biến và được sản xuất để cung cấp ra thị trường.
Củ cải khô muối chua Bình Liêu.
8. Mật Ong Bình Liêu: Bình Liêu có diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, nuôi ong lấy mật đang là một trong những nghề giúp người dân Bình Liêu thoát nghèo.
Mật ong rừng Bình Liêu là loại mật ong tinh khiết, được ong thợ tạo ra sau khi thu thập phấn từ các loại hoa trên rừng và là sản phẩm OCOP 3 sao của Quảng Ninh đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Mật ong Bình Liêu hiện được khai thác từ hai nguồn là từ ong tự nhiên và từ ong nuôi tại thôn khe bản. Về chất lượng của hai loại mật này tương đương nhau, bởi mật đều được ong lấy nguồn thức ăn từ rừng tự nhiên.
Mật ong rừng Bình Liêu là sản phẩm OCOP 3 sao của Quảng Ninh.
9. Vỏ Quế: Quế là loại cây nổi tiếng của Bình Liêu, được trồng quy mô lớn trên những cánh rừng ở vùng Hoàng Mô hay Đồng Văn, đây là giống cây công nghiệp mang đến giá trị lớn, giúp cho người dân Bình Liêu thoát nghèo và làm giàu bền vững.
Vào dịp tháng 05 hàng năm, những cánh rừng tại Bình Liêu lại rộn ràng tiếng cười nói của đồng bào đi thu hoạch Quế vì đây là thời điểm chính vụ Quế.
Vỏ Quế được khai thác tại Bình Liêu được cung cấp làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tinh dầu, các sản phẩm y tế... ngoài ra quế của Bình Liêu cũng được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon.
Người dân thu hoạch Quế ở Bình Liêu.
10. Miến dong Bình Liêu: Đến Bình Liêu sẽ gặp bạt ngàn những cánh đồng trồng dong riềng, mùa hoa cây trổ sắc vàng cam trông hết sức đẹp mắt. Với nguồn nguyên liệu dồi dào và chất lượng, người dân Bình Liêu đã sản xuất ra loại miến dong đặc sản của riêng Bình Liêu. Nghề làm miến dong cũng là một nghề giúp người dân Bình Liêu làm kinh tế, cải thiện thu nhập và thoát nghèo.
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.