Yên Tử là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh, nơi gắn liền với tín ngưỡng Phật Giáo Việt Nam, khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Núi Yên Tử tu hành, lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngày nay nói tới Yên Tử là ta lại nghĩ ngay tới lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên Du lịch Yên Tử lại diễn ra quanh năm, việc đi Cáp Treo cũng giúp ngắn khoảng cách và thời gian cho du khách. Điều này giúp bạn có nhiều thời gian để thưởng lãm Phong Cảnh đẹp tuyệt vời của Núi Non mây trời Yên Tử. Đặc biệt vào những ngày quang mây, từ đỉnh núi bạn có thể nhìn thấy Biển Hạ Long.
Vẻ đẹp của chùa đồng và biển mây
Hàng năm lễ hội Yên Tử bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, thu hút hàng vạn người từ khắp nơi trong cả nước đổ về trẩy hội. Đi vào mùa lễ hội nhất là những ngày đầu khai hội sẽ rất đông. Nếu mục đích là đi Lễ thì bạn nên chọn sang tháng 2 âm đi cho đỡ đông. Còn mục đích đi vãn cảnh thì bạn có thể đi bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Vào mùa này, Yên tử thu hút rất nhiều khách thập phương đổ bộ về để du xuân, dâng hương cúng lễ để cầu bình an, may mắn. Vì thế vào mùa lễ hội này rất đông đúc.
Hàng nghìn người nối đuôi nhau về Yên Tử
Với những mùa khác, nếu bạn là người không có nhu cầu cao về hương khói, đi sẽ dễ chịu hơn nhiều. Sẽ không còn đông đúc và chen lấn. Ngoài ra, Yên Tử là một trong những núi có thảm thực vật khá là phong phú. Cảnh cũng rất đẹp bởi sự hùng vĩ của núi non.
Yên Tử mùa vắng khách du lịch
Mây cuộn và núi non hùng vĩ chốn Yên Tử
- Hàng ngày đều có các chuyến xe đi Hạ Long từ bến xe Mỹ Đình, các xe này đều chạy qua Yên Tử. Các bạn rất dễ dàng tới Yên Tử bằng các xe khách như Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long và nhiều nhà xe khác, xe đi Hạ Long, Móng Cái chạy liên tục cứ khoảng 30 phút lại có 1 chuyến. Giá vé khoảng 90k/người. Đường đi, từ Hà Nội bạn đi Bắc Ninh rồi rẽ vào đường 18 đi Cẩm Phả, Chí Linh, Đông Triều, Uông Bí, tới đền Trình Yên Tử vào thắp hương rồi rẽ đi Yên Tử. Nếu đi xe khách thì bạn cứ nhắc lái xe cho xuống đền Trình để vào khu Yên Tử. Từ Hải Phòng đi Yên Tử bạn sẽ đi đường qua thị trấn Núi Đèo, vào đường 10 rồi rẽ trái đi ngược lại đường 18 khoảng 2km là tới đoạn rẽ vào Yên Tử.
- Ngoài các xe khách chạy hàng ngày đi tuyến Hạ Long, bạn có thể đi xe khách thẳng vào Yên Tử của công ty Vận Tải Hà Nội. Xe chạy hàng ngày vào dịp lễ hội, ngoài thời gian lễ hội họ chỉ chạy vào ngày chủ nhật, bạn có thể liên hệ trực tiếp để hỏi về thời gian xe chạy.
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn thì muốn đi từ Hà Nội bạn phải thuộc đường đi Hà Nội – Uông Bí hoặc Hà Nội – Hải phòng để tránh nhầm đường.
Di chuyển theo hướng Hà Nội – Uông Bí: Bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh, sau đó di chuyển tiếp theo quốc lộ 18. Sau đó bạn sẽ đến đền Trình, ở đây bạn có thể đổ xăng và nghỉ ngơi sau đó đi tiếp đến Yên Tử.
Di chuyển theo hướng Hà Nội – Hải Phòng: Theo quốc lộ 5, tới km 14 QL 5 khoảng 94km, tới Quán Toan. Sau đó đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất ( rẽ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4, tổng đoạn này là 6km là bạn tới chân cầu Kiền. Tiếp theo bạn đi dọc Ql 10 đến đoạn rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình Yên Tử.
- Cáp treo: Hiện tại hệ thống cáp treo hiện đại đã vượt quãng đường trên 1,2km lên tới độ cao 450m chùa Hoa Yên. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử phù hợp thì đi cáp treo sẽ giúp bạn nhìn được cảnh rừng núi, với những cây tùng hàng trăm tuổi và những rừng cây xanh tốt.
- Theo đường bộ: Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác leo lên từng bậc thang, thì bạn có thể đi bộ dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp. Len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Tuy nhiên để có thể vượt được quãng đường này bạn phải có đảm bảo sức khỏe. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử an toàn, thì bạn nhớ mang theo nước lọc và đồ ăn nhẹ để khi mệt và đói có thể dừng lại trên đường đi.
“Trăm năm tích đức, tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”
Đi lễ chùa đồng đầu năm
Hàng dài người leo Yên Tử
Yên Tử lãng đãng mây ngàn
Mênh mang Yên Tử ngàn thu
Nhắc tới mảnh đất Phật Yên Tử ngoài những danh thắng nổi tiếng và không gian đậm chất linh thiêng, tôn kính nơi đây còn nổi tiếng với rất nhiều đặc sản. Dulich24.com.vn sẽ đưa ra đặc sản Yên Tử mà chắc chắn bạn sẽ tò mò muốn biết.
Măng trúc tươi là đặc sản nổi tiếng của Yên Tử. Ai đến yên Tử cũng muốn mua măng trúc tươi- đặc sản của Yên Tử về làm quà. Măng trúc có thể chế biến nhiều cách: luộc, xào, tẩm bột chiên nhưng thú vị nhất có lẽ là món măng để cả vỏ luộc chấm muối lạc vừng, vừa thơm lại vừa bùi, ngon tuyệt.
Măng tươi xào
Măng trúc Yên Tử có thể mua về để chế biến
Canh gà rượu Bâu là đặc sản nổi tiếng của Yên Tử. Rượu Bâu là loại rượu được lên men bằng lá cây rừng của người dân tộc quanh núi Yên Tử. Canh gà được nấu với gừng và rượu Bâu. Thơm phức, nóng hổi, khói nghi ngút - cảm giác thật tuyệt vời để thưởng thức khi bạn vừa qua một chặng đường mệt và lạnh cóng từ trên núi xuống. Hết cả cảm lạnh bạn ạ. Đừng quên thưởng thức canh gà rượu Bâu khi đi du lịch Yên Tử nhé.
Canh gà rượu Bâu
Được sản xuất bởi công ty bia Thăng Long năm 2006 giờ đây rượu mơ Yên Tử luôn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng du khách. Rượu mơ Yên Tử có màu hổ phách với hương vị nồng ấm, men say thấm nhuần chất núi rừng Yên Tử. Thưởng thức rượu mơ nơi đây bạn sẽ cảm thấy vị chua ngọt dễ chịu , mang đậm tính dân dã nhưng không hề thua kém so với rượu ngoại. Bên cạnh hương vị nồng nàn của rượu mơ thì đặc sản YênTử này còn rất nhiều tác dụng khác nhau . Tác dụng đầu tiên của rượu mơ là một loại thức uống có tác dụng cải thiện tình trạng dạ dày bởi hàm lượng axit acid khá cao(51-58%) gấp 10 lần chanh hàm lượng này có thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng thừa thành nhiệt lượng đồng thời phân giải các chất không cần thiết ra ngoài cơ thể. Ngoài tác dụng thanh nhiệt giải độc, thức uống này còn có thể cải thiện tình rạng đau bụng hay táo bón, đánh tan mệt mõi, điều hòa và lưu thông khí huyết.
Đến Yên Tử nhớ thưởng thức rượu mơ
Về Yên Tử ngây ngất hương nồng rượu mơ
Chả ngô sữa đậu- một món chay nổi tiếng trên yên tử
Món chay yên tử
Vì là địa hình núi cao, nên cơ bản thì các bạn sẽ có thể lựa chọn 2 địa điểmăn :
- Ở chân núi Yên Tử ( ngay bến xe Giải Oan)
- Ăn tại khu vực quanh chùa Hoa Yên
Việc lựa chọn ăn tại đâu liên quan tới hành trình của bạn, nếu bạn đi quá chậm, bạn buộc phải ăn tại chùa Hoa Yên, nếu bạn đi nhanh hơn bạn có thể ăn tại chân núi. Lưu ý mọi người rằng, việc ăn tại khu vực chùa Hoa Yên thường đắt đỏ hơn, đơn giản vì công sức phải bỏ ra khi vận chuyển thực phẩm cũng như nước sạch từ chân núi lên khu vực này
Ở Chân núi rất nhiều nhà nghỉ nghỉ khách sạn. Bạn có thể thuê phòng ngủ qua đêm giá tầm 150k/ ngày. Dulich24.com.vn gợi ý cho bạn một vài khách sạn khá đông khách và tin tưởng về dịch vụ:
- Khách sạn Thanh Lịch
- Khách sạn Thăng Long- Uông Bí
- Khách sạn thương mại Uông Bí
- 5h00: Xuất phát từ Hà Nội, trên đường dừng chân ở Hải Dương nghỉ ngơi, ăn sáng..
- 8h20: đến quần thể Yên Tử, bạn đi cáp treo lên chùa Hoa Yên - điểm đầu tiên trong quần thể Yên Tử, cầu phúc, cầu tài, cầu tộc cho gia đình và người thân.
- 11h00: Ăn trưa, thưởng thức các món ăn dân dã mang hương vị của núi rừng Đông Bắc Việt Nam.
- 12h00: hành hương lên chùa Đồng, nằm trên độ cao 1.068 m của đỉnh Vân Tượng. Trên đườn đi bạn thắp hương tại Tượng An Kỳ Sinh.
- 15h15: quay trở về chùa Hoa Yên, trên đường thăm quan và thắp hương Chùa Bảo Sái và Chùa Một Mái.
- 16h30: lên xe trở về Hà Nội, trên đường dừng nghỉ tại Hải Dương, thưởng thức chén trà thơm với bánh đậu xanh - đặc sản Hải Dương.
- 19h30: Về tới Hà Nội, kết thúc hành trình du lịch Yên Tử 1 ngày.
- Đừng vứt rác bừa bãi: Hãy bỏ rác đúng nơi quy định (có thùng rác) hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.
- Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo leo leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài.
- Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẵm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều. Hãy bảo vệ di sản!
- Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt. Nhưng yên tâm, có một điều rất lạ là rất ít người bị ngã khi đến đây, đất thiêng mà.
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ !
Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng
Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420