logo-dulich24

Cầu Chùa

Hội An - Quảng Nam - Việt nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Hội An, Quảng Nam
 
 

Cầu Chùa

Cầu Chùa còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều, được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
 

Giới thiệu Cầu Chùa

Cầu Chùa

Tồn tại hơn 4 thế kỷ, chứng kiến những thăng trầm cùng phố cổ Hội An (Quảng Nam) di tích Chùa Cầu được xem như “trái tim” của phố Hội, thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản và là một địa chỉ du lịch, khám phá lý thú dành cho du khách.

Chùa Cầu nằm ngay ngã ba sông Hoài, được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 khi thương cảng Hội An đang phát triển phồn thịnh. Chùa Cầu còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản nhưng kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết của Nhật Bản, ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Nhật gọi là Mamazu, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng vắt qua khe ở Hội An. Mỗi khi thuỷ quái quẫy mình, nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn. Để khống chế con thủy quái Mamazu, người Nhật đã xây Chùa Cầu thờ các thần khỉ và các thần chó trên hai đầu cầu để yểm trừ thuỷ quái. Theo phong thủy, ngôi chùa được xem như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con thủy quái Mamazu, khiến nó không thể quẫy đuôi, gây ra những trận động đất.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến” nên trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều.

Chùa Cầu là mộ trong những di tích có kiến trúc đặc biệt được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 và được ví như “trái tim” của khu đô thị cổ Hội An.
Chùa Cầu là mộ trong những di tích có kiến trúc đặc biệt được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 và được ví như “trái tim” của khu đô thị cổ Hội An.

Năm 1719 Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An và đặt tên tên cho chùa Cầu là Lai Viễn Kiều nay vẫn còn ở tấm biển lớn ở lối vào của gian thờ thần Bắc Đế Trấn Võ.

Năm 1719 Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An và đặt tên tên cho chùa Cầu là Lai Viễn Kiều ,nay vẫn còn ở tấm biển lớn ở lối vào của gian thờ thần Bắc Đế Trấn Võ.

Gian chính giữa chùa Cầu là nơi thờ thần Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.
Gian chính giữa chùa Cầu là nơi thờ thần Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.

Hai đầu Chùa Cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, đầu kia là tượng khỉ.
Hai đầu Chùa Cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, đầu kia là tượng khỉ.

Chùa Cầu còn là điểm nối của hai tuyến đường Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai ở phố cổ Hội An.

Chùa Cầu còn là điểm nối của hai tuyến đường Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai ở phố cổ Hội An.

Du khách nước ngoài thăm quan chùa Cầu.
Du khách nước ngoài thăm quan chùa Cầu.

Chùa và cầu đều làm bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông Hoài. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ (có lẽ xuất phát từ ý nghĩa cây cầu xây vào năm Thân, hoàn thành năm Tuất, và chó và khỉ cũng là hai linh vật khắc chế thủy quái Mamazu). Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa gọi là chùa, thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.

Trải qua thời gian, Chùa Cầu được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữa được những dấu ấn kiến trúc mang đặc trưng dấu ấn văn hóa Hội An. Chẳng hạn như Chùa Cầu giờ đây đã lung linh hơn bởi được trang trí hệ thống đèn lồng về đêm. Chùa Cầu cũng là nơi tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa giữa Tp. Hội An và Nhật Bản như: đêm tưởng niệm các nạn nhân trong trận sóng thần ở Nhật Bản năm 2011, trình diễn trang phục truyền thống Kimono của Nhật Bản tại Hội An, thưởng thức ẩm thực Nhật Bản tại Hội An…

Ông Masami Nakamura, Giám đốc Phát triển Dự án của Công ty Du lịch Apex Việt Nam cho biết, mỗi lần đưa du khách từ Nhật Bản sang Việt Nam chúng tôi đều giới thiệu Chùa Cầu như một điểm nhấn trong mối quan hệ giao thương, văn hóa giữa hai đất nước. Và cũng như lời ông Nakamura giới thiệu, hình ảnh Chùa Cầu trở nên nổi tiếng vì là một trong 5 thắng cảnh của Việt Nam được in trên tờ tiền có mệnh giá 20.000 đồng.

Chùa Cầu với vẻ đẹp cổ kính là nơi luôn mang lại cho du khách những khoảnh khắc bình yên, thú vị mỗi khi có dịp về thăm phố Hội - sông Hoài.

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Cầu Chùa (588)

HOI AN HEART LODGE
HOI AN HEART LODGE
Hội An
Khu vực trung tâm
10.0 Tuyệt vời
OHANA Garden Boutique Homestay
OHANA Garden Boutique Homestay
Hội An
Khu vực trung tâm
9.3 Tuyệt vời
Christina's Hoi An
Christina's Hoi An
Hội An
9.5 Tuyệt vời
Phuc Hung Riverside Villa
Phuc Hung Riverside Villa
Hội An
9.6 Tuyệt vời
Victoria Hội An Beach Resort & Spa
Victoria Hội An Beach Resort & Spa
Hội An
9.0 Tuyệt vời
 

Điểm du lịch ở gần Cầu Chùa (15)

Đảo Cù Lao Chàm

Đảo Cù Lao Chàm

Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông

176 Trần Phú, Hội An, Quảng Nam
Nhà thờ tộc Trần

Nhà thờ tộc Trần

21 Lê Lợi, Hội An, Quảng Nam
Nhà Cổ Quân Thắng

Nhà Cổ Quân Thắng

77 Trần Phú, Hội An, Quảng Nam
 

Xem thêm về Hội An