Khu Phật tích, miêu tả lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca thành đạo
“Một bát cơm ngàn nhà
Thân đi muôn dặm xa
Mắt xanh xem trần thế
Mây trắng hỏi đường qua”
Những câu thơ trên miêu tả hình dáng của những nhà sư tu theo hệ phái Khất Sĩ. Được biết, Giáo phái Khất Sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập. Tổ sư thế danh là Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Huờn, sinh ngày 26.9 năm Quý Hợi (nhằm 4.11.1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; con ông Nguyễn Toàn Hiếu và bà Phạm Thị Ngà, bà thọ thai 12 tháng mới sinh ra ngài, 9 tháng sau bà mất. Năm 1937, được 14 tuổi, Ngài xin phép phụ thân lên Phnom Pênh tầm sư học đạo. Ngài tu học ở đây đến năm 1941, được 4 năm rồi trở về nhà. Năm sau 1943, được 20 tuổi, Ngài quyết chí đi tu, vân du vùng Thất Sơn tầm sư học đạo. Mùa Xuân năm 1944, Ngài ở Hà Tiên tham thiền, thâm nhập lý pháp. Đến rằm tháng Bảy chủ chùa Linh Bửu Tự làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho thỉnh ngài về trụ trì, Ngài khai đạo từ đó. Theo tôn chỉ của giáo phái này, người Du tăng Khất Sĩ: Với bộ áo vàng choàng một bên, đầu đội trời, chân đạp đất, trong người không giữ tiền bạc, tay bưng bình bát, nhà sư đi khắp nẻo đường đất nước hành đạo, hóa duyên.
Biểu tượng Khất Sĩ
Cổng tịnh xá
Khu nhà mồ - nơi lưu giữ hài cốt của ni sư tiền nhiệm Tịnh Xá Ngọc Minh
Tượng Phật bà Quan Âm
Năm 1966, Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được thành lập, có Pháp viện Minh Đăng Quang ở ngã ba Cát Lái. Khất Sĩ Việt Nam được chia ra hai nơi tu đó là Tịnh xá do sư trụ trì và Tịnh xá do Ni sư trụ trì và hành đạo. Hiện nay, có khoảng trên 300 ngôi tịnh xá khắp miền Nam, riêng Cà Mau có ngôi Tịnh xá Ngọc Minh được thành lập năm 1964 do Sư ni Ngọc Liên trụ trì, đến nay Tịnh xá Ngọc Minh do Sư ni Nhật Minh trụ trì cùng hơn 30 ni sư học đạo và hành đạo… Tịnh xá Ngọc Minh - một trong những điểm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng người dân Cà Mau.
Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng
Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420