Bùi Xuân Phái vẽ phố Tạ Hiền.
Thời Pháp, phố có tên gọi: Géraud. Géraud không dài, chừng khoảng trên dưới 200 m, nhưng có sức hút kỳ lạ với khách nước ngoài, đặc biệt là với những dân Tây bình dân mà ta vẫn quen gọi là Tây ba lô.
Khách Tây đến với Hà Nội, điểm đặt chân đầu tiên được chọn là phố Tạ Hiện. Và sau những ngày thăm thú, tận hưởng, phố cũng là điểm nghỉ sau cùng trước lúc ra sân bay. Khách nước ngoài đến tụ nhiều ở đây vì phố Tạ Hiện là đất du lịch và sinh sống bằng nghề du lịch, thương mại.
Cư dân của phố hầu như đều kinh doanh ngành nghề này đó là: Những open tour - điểm đặt tour từ trọn gói đến đơn lẻ; các khách sạn, nhà hàng, quán hàng…
Khách Tây ở mọi tầng lớp đều có thể hài lòng và tìm thấy những nét hấp dẫn riêng của phố, phù hợp với điều kiện của họ. Nếu bạn là khách du lịch mới toe lại ít tiền điều đó cũng chẳng hề hấn gì vì giá cả sinh hoạt ở đây khá mềm. Nhất là tại những quán vỉa hè, những quán hàng phở, cháo, mì vằn thắn… hay tại những quán giải khát (ước khoảng chỉ từ 4.000 - 5.000 đồng một chai nhỏ), quán bia (3.000 đồng một vại)... các đồ nhắm khác cũng rất bình dân, bằng đúng với giá bán cho dân bản xứ.
Trong quy hoạch, Tạ Hiện là con phố quan trọng và có giá trị vào bậc nhất của khu phố cổ Hà Nội: Tuyến phố đi bộ nối dài từ Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến - Hàng Bạc; lại thông được sang với Hàng Ngang, Hàng Đào (khu thương mại lớn của Hà Nội).
Đoạn theo phong cách kiến trúc Pháp trên phố Tạ Hiện được lựa chọn cải tạo
Đặc biệt với kiến trúc là một tổng thể hài hoà bao gồm những mặt tiền kiểu thuộc địa - phố Tạ Hiện được xem là ngọc quý của kiến trúc phố cổ. Những ngõ nhỏ, chật hẹp nổi danh đất Hà thành một thời: ngõ Quảng Lạc (gắn với một rạp hát tuồng cổ cùng tên), ngõ Sầm Công (thời Pháp, là ngõ của khách làng chơi, ít người Hà Nội đặt chân đến vì những lý do kín đáo, tế nhị), ngõ Hài Tượng... đều thuộc biên chế của tuyến phố Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến - Hàng Bạc.
Thời xưa, thành phần dân cư nơi đây cũng có nét đặc thù để nhớ. Đối diện rạp Quảng Lạc cũ là một ngã ba, một hẻm nhỏ có tên gọi ngõ Sầm Công - khu ngõ của những người Tàu nghèo, hay mới di cư sang bắt đầu kiếm tìm hướng mưu sinh.
Pho Ta HienQuanh khu nhà ở của họ có một số kho hàng lớn của những chủ hiệu buôn giàu có. Vì vậy, những người Tàu thời ấy có thể bắt đầu cuộc sống bằng các nghề lao động chân tay hoặc bán hàng ăn nhỏ lẻ: bánh bao, thịt quay, các loại chè vừng, chè khoai…
Ngày nay, những cảnh đời, lối sinh hoạt của thời xưa ấy đã qua lâu lắm rồi. Tuy nhiên cái hơi hướng của một khu dân cư giỏi buôn, giỏi bán thì vẫn còn đậm nét. Điều đó làm nên nét đặc trưng, sự tấp nập và cuốn hút của phố. Nếu bất chợt, một ngày bạn muốn tận hưởng chút đời sống của những cư dân "ngã tư quốc tế", mời ghé chơi. Phố Tạ Hiện sẽ cho ta những cảm nhận mới mẻ hơn về cuộc sống và con người.
Mô hình phố Tạ Hiền sau khi được cải tạo
Phố: dài gần 270m; từ phố Hàng Buồm đến phố Hàng Bạc, cắt ngang qua phố Lương Ngọc Quyến. Đất phường Hà Khẩu và thôn Dũng Hãn, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ.
Nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.
Thời Pháp thuộc là hai ngõ phố:
- Đoạn đầu hẹp có rạp hát Quảng Lạc, nên gọi là ngõ Quảng Lạc.
- Đoạn sau giáp Hàng Bạc: phố Giêrô (rue Géraud).
Sau Cách mạng đổi tên này nhưng đọc chệch là Tạ Hiền.
Tạ Hiện (1841-1893): còn gọi Đề Hẹn, người làng Quang Lang, huyện Thụy Anh (nay là Thái Thụy), tỉnh Thái Bình. Đậu tú tài võ làm quan tới chức Đốc binh Tuyên Quang, cùng Lưu Vĩnh Phúc đánh giặc Cờ Vàng. Năm 1883, chống lại lệnh bãi binh của triều Nguyễn, ông tổ chức nghĩa quân đánh Pháp ở vùng Thái Bình, sau liên lạc với Nguyễn Thiện Thuật. Năm 1887, thoát khỏi tay giặc Pháp, ông về quê vợ ở Đông Triều và hoạt động ở đây cho đến khi địch bắt và bị sát hại.
Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng
Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420