logo-dulich24

Phố Mã Mây

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam Điểm du lịch được yêu thích tại Hoàn Kiếm, Hà Nội
 
 

Phố Mã Mây

Phố Mã Mây là một phố trong khu phố cổ Hà Nội, chạy theo hướng nam lên phía bắc rồi lại quay sang phía tây. Đầu phía nam của phố cắt phố Hàng Bạc, đầu quay sang phía tây nối vào phố Hàng Buồm. Tên Mã Mây ghép từ hai tên phố Hàng Mã (đoạn phía nam) và Hàng Mây (đoạn phía bắc). Thời xưa đầu phố phía nam chuyên làm hàng mã, là các loại đồ cúng bằng giấy cho các đám tang, đám rước, giấy vàng. Đoạn đầu phía bắc chuyên làm các đồ dùng chế biến từ mây và cả sợi mây nguyên liệu.
 

Giới thiệu Phố Mã Mây

Phố Mã Mây

 

Hàng Mây là đất của Giáp Hương Tượng thuộc phường Hà Khẩu cũ, tức là phần đất giáp Hàng Buồm; đình Hương Tượng ở số 64 phố Mã Mây thờ Nguyễn Trung Ngạn, còn có tên là Tử ý đại  vương. Gọi là Hàng Mây vì ở gần bến sông, nơi thuyền bè đậu  chở  từ miền ngược về các thứ lâm sản: song mây tre nứa bán cho Hàng  Mây và Hàng Mã; gỗ đem lên Bè Thượng; vỏ gió củ nâu đưa lên phố Thanh Hà.

 

http://doanhtriviet.com.vn/view/uploads/image/Huybv/a/ma_may.jpg

 

 

Hàng Mã giáp với Hàng Bạc là đất thôn cũ Dũng Thọ, dân trong phố có nghề làm đồ Mã dùng cho các đám tang và cúng mã, cúng cầu mát, cùng với nghề làm vàng gộp dùng trong ngày giỗ ngày Tết và các đám cúng ( khác với Hàng Mã gần Hàng Đồng là nơi làm đồ mã nhỏ và hoa giấy bày bàn thờ, Hàng Gai bán đồ chơi bằng giấy Tết Trung thu).

 

 

https://cdn.media.dulich24.com.vn/diemden/pho-ma-may-4225/pho-ma-may-5.JPG

 

Thời thuộc Pháp, hai phố Hàng Mây - Hàng Mã nơi trên được gọi chung là Rue Des Pavillons Noirs (phố quân Cờ Đen). Có tên đó là vì năm 1882, ở Mã Mây những tháng tiếp theo quận Cầu Giấy, quân Pháp bị bao vây ở Đồn Thuỷ và trong Thành thì quân Cờ Đen hoành hành ở khắp các phố Hà Nội, một đơn vị của chúng đến đóng ở phố Mã Mây. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn cứ tên cũ mà gọi  hai phố này là phố Mã Mây

 

 

Phố Mã Mây

 

Giai đoạn đầu sau khi chiếm Hà Nội (thập niên cuối thế kỷ 19) người Pháp đã có ý định mở mang khu vực này thành nơi kinh doanh của chúng. Chính quyền Pháp đặt nhiều công sở trong khu vực bến sông : Sở Thuế quan ở bờ sông ngoài  cửa Ô Quan Chưởng (sau nhà đó dùng làm trường học Trường Ke); Sở Xen đầm ở Hàng Bè (số 55); Toà án ở Hàng Tre.

 

 

Phố Mã Mây

 

Tại phố Mã Mây có nhiều di tích của sự mở mang đó: là nhà ngục(một dãy nhiều gian từ số 19 đến số 33 thuê của tư nhân; nhà chủ ngục người Pháp ở bên kia đường nhà số (20 -21), trụ sở Hội Tam Điểm Bắc Kỳ (nhà số 37, sau dùng làm trường học trường Hàng Mã). Bọn con buôn Pháp cũng có đôi ba cửa hàng ở Mã Mây.Người Pháp có ý định mở mang khu vực này vì tiện có bến sông, lại gần phố người Tàu có nhiều cửa hiệu lớn.

 

Phố Mã Mây

 



Thời kỳ đầu thế kỷ 20, những thập niên trước và sau chiến tranh thế giới 1914 - 1918, quang cảnh phố Mã Mây vần giữ các hình ảnh một phố cổ của Hà Nội.Đoạn phố Hàng Mây có những cửa hàng nhỏ bán thứ đồ gia dụng bằng song mây tre như quang thừng; họ bán những sợi mây sợi song làm nguyên liệu.

 

 

 

Sau 1920 có một số ít nhà làm đồ hàng như ghế mây bàn mây, ghế xích đu theo kiểu đặt hàng của khách nước ngoài, thợ là người làng Sơn Đồng học lại được nghề làm ghế mây theo kiểu hàng Nhật có bày bán ở Bảo tàng khu Maurice Long khu Đấu Xảo.

 

Dấu ấn thời gian trên nhà cổ phố Mã Mây

 

Trong số gần 1.000 ngôi nhà cổ ở Hà Nội, thì tại Mã Mây chiếm khoảng 1/10. Đi trên con phố này, có cảm giác như thời gian đang ngừng lại với những mái ngói, khung cửa rêu phong.

 

 

Hiện nay, phố Mã Mây là phố có nhiều ngôi nhà cổ nhất tại Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm, đến nay Mã Mây vẫn giữ những nét đặc trưng buôn bán nhỏ và công chức của người Hà Nội xưa. Những ngôi nhà hai tầng với kiến trúc Pháp hoặc nhà gỗ kiểu Hoa.

 

Dấu ấn thời gian trên nhà cổ phố Mã Mây

 

Ngôi nhà số 87 là một ví dụ, được xây dựng vào thế kỷ XIX, nhiều gia đình thương nhân đã sống ở đây, từ năm 1954 đến 1999, đã có 5 gia đình sinh sống, họ làm nghề bán hương liệu thực phẩm, thợ máy, công chức nhà nước, thầy dạy võ...

 

 

Đến năm 1999, ngôi nhà này đã được trùng tu và trở thành điểm văn hóa du lịch nổi tiếng. Khách du lịch đi qua phố, đều bất giác dừng chân lại, ngẩn ngơ nhìn rồi nhẹ nhàng bước vào trong. Ở đó, là một không gian rất đặc trưng của người Việt, với ngôi nhà 3 gian, với khoảng giếng trời trong veo hay chùm bồ kết treo lủng lẳng trên bếp.

 

 

Cùng với việc giới thiệu kiến trúc, không gian, nếp sinh hoạt của người Hà Nội, tại đây còn trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống của phố nghề như tranh thêu, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng...

 

 

Chính không gian này, khi bước chân vào đây, dù là người Việt hay du khách nước ngoài đều thấy thời gian như ngưng đọng lại.... 

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Phục vụ hơn 10.000 lượt khách mỗi tháng

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Liên hệ đặt tour: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Phố Mã Mây (353)

La Siesta Classic Hang Thung
La Siesta Classic Hang Thung
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.5 Tuyệt vời
GRAND HOTEL du LAC Hanoi
GRAND HOTEL du LAC Hanoi
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.5 Tuyệt vời
Peridot Grand Hotel & Spa by AIRA
Peridot Grand Hotel & Spa by AIRA
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.6 Tuyệt vời
The Oriental Jade Hotel
The Oriental Jade Hotel
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.4 Tuyệt vời
Khách Sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Khách Sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.2 Tuyệt vời
Hanoi Delano Hotel
Hanoi Delano Hotel
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.1 Tuyệt vời
 

Điểm du lịch ở gần Phố Mã Mây (52)

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Chùa Lý Quốc Sư

Chùa Lý Quốc Sư

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
Hồ Gươm

Hồ Gươm

Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt nam
 

Xem thêm về Hà Nội