Chùa Kỳ Vũ có quy mô kiến trúc lớn với nhiều lớp nhà ngang dọc, chùa chính nằm phía trước, gác chuông và nhà Tổ phía sau. Khép kín không gian của chùa là 2 dãy hành lang nằm song song để nối tiền đường với nhà Tổ. Chùa chính có kết cấu hình chữ “công”, gồm có tiền đường, thiêu hương, thượng điện.
Tiền đường có quy mô lớn và làm theo dạng nhà 4 mái với các đao cong nhẹ nhàng, các bộ vì đỡ mái làm theo 2 dạng khác nhau, hai vì hồi có kết cấu “thượng chồng giường hạ kẻ”, các vì trong làm kiểu “giá chiêng, trụ trốn, hạ kẻ”, phần mái hồi làm kiểu “chồng giường hạ bẩy”. Mỗi vì nhà dựng trên 6 hàng chân, mái phân thượng tứ hạ ngũ. Tiền đường gồm 7 gian 2 dĩ, phía trước có cửa bức bàn, phía sau và hai hồi có tường bao. Nối giữa tiền đường và thượng diện là tòa thiêu hương gồm 2 gian nhà dọc, các bộ vì kèo đều làm kiểu “chồng giường giá chiêng hạ bẩy”.
Thượng điện là kiến trúc cổ nhất, gồm 1 gian 2 chái. Góc mái với các đao cong, đầu của mỗi đao đắp nổi đầu rồng đang nhìn về nóc mái. Bộ khung nhà làm theo kiểu “chồng giường giá chiêng hạ kẻ”, các con giường chồng khít lên nhau. Kẻ ăn mộng qua cột cái và cột quân, bên trên có ván gỗ dầy để giữ hoành. Do nhà thượng điện có nền cao 60 cm so với thiêu hương nên khoảng cách giữa các rui mái với mặt nền chi cao 1m 70. Mặt nền để trơn không lát để cho âm dương giao hòa theo quan niệm cổ xưa. Bao quanh 3 mặt của nhà thượng là hệ thống tường gạch để trần, gạch xây loại cổ giống gạch chùa Bút Tháp và Tây Phương.
Dọc theo nhà thiêu hương có 2 dãy giải vũ, mỗi dãy gồm 7 gian đơn giản vì kèo kiểu quá giang. Gian cuối cùng của mỗi dãy nhà làm kiểm phương đình, hai tầng 8 mái, các góc đao cong ngược lên có trang trí đầu rồng, đầu nghê.
Sau thượng điện là nếp nhà ngang, xây theo kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Sát phía sau gác chuông là nhà Mẫu gồm 7 gian và cũng xây kiểu tường hồi bít dốc tay ngai.
Hệ thống tượng tròn có 51 pho tượng có giá trị thẩm Mỹ cao, các pho tượng được gia công tỉ mỉ, công phu. Nổi bật là các pho tượng mang phong cách thế kỷ 17, 18, như tam Thế, A Di Đà, Di Lặc, Tứ Bồ Tát, Quan Âm Nam Hải, Công chúa họ Lê. Hơn 50 pho tượng còn lưu giữ đã biến ngôi chùa thành phòng trưng bày có giá trị về nghệ thuật điêu khắc Việt Nam ở hai thời kỳ Lê - Nguyễn.
Chùa Thượng Cát còn bảo lưu được bộ di vật văn hóa đồ sộ nhiều chất liệu, chủng loại khác nhau với niên đại trải dài từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 như các y môn, bát hương, hoành phi câu đối.
Chùa đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 22.4.1992.
Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng
Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420