logo-dulich24

Hội làng Chuông

Thanh Oai - Hà Nội - Việt nam Điểm du lịch được yêu thích tại Thanh Oai, Hà Nội
 
 

Hội làng Chuông

Hội làng Chuông ở xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm. Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội làng Chuông mang đặc trưng văn hóa dân tộc truyền thống đồng bằng Bắc bộ, nhiều trò chơi dân gian như nấu cơm thi, hát dô, hát quan họ, chọi gà…
 

Giới thiệu Hội làng Chuông

Hội làng Chuông

Nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây, có một ngôi làng chuyên nghề làm nón - làng Chuông. Nón làng Chuông nổi tiếng từ cách đây vài thế kỷ. Xưa kia, chính nón Chuông là vật tiến cống cho hoàng hậu và công chúa, đồng thời cũng là thứ trang sức cho các bà, các chị, nhất là những thiếu nữ. Đến nay, những nét đẹp đó vẫn còn được gìn giữ như một biểu tượng văn hoá đặc sắc của người Việt Nam nói chung và người dân làng Chuông nói riêng.

Xã Phương Trung nằm cách Hà Nội hơn 20km là một vùng đất vốn dĩ khô cằn nên từ lâu, dân làng đã làm thêm nghề phụ. Nghề làm nón lá đã trở thành một trong những nghề truyền thống khá thành đạt. Nón lá nơi đây nổi tiếng dày, bền chắc và mũi đều, mềm mại. Nhưng để có được một chiếc nón ưng ý như thế người dân đã phải trải qua rất nhiều bước công phu.

 

Sáng 4/4 (10/3 âm lịch), hàng trăm người đã đổ về làng Chuông (là tên nôm) của xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội dự hội.



Làng Chuông nổi tiếng về nghề làm nón và tổ chức hội làng. Dự hội làng Chuông, du khách vừa được tham gia hoạt động chợ búa vừa vãn cảnh chợ Chuông và đi lễ Phật.

 

 

Hội làng Chuông mang đậm tính văn hóa dân tộc, có sức sống lâu dài và bền bỉ trong tâm thức người Việt Nam nên nhiều người biết tới hội làng Chuông. Nét đặc sắc của hội làng Chuông được tóm lược trong hai câu ca dao: "Mồng mười đi chợ Chuông chơi Xem đánh cờ người, xem thổi cơm thi."

 


 


Xem thổi cơm thi


 
Xem cờ người 
Lễ hội bắt đầu bằng lễ rước long trọng








... Và rước kiệu


Bé cũng tham gia đoàn rước




Trong đoàn rước tại hội có sự góp mặt của các cô thôn nữ là những đội thổi cơm thi


Ngoài ra còn có đoàn cờ người, gồm 16 quân cờ tướng do nam thủ vai và 16 quân cờ tướng do nữ thủ vai. Cờ người là một trò chơi dân gian làm trò giải trí cho số đông vào những dịp lễ cổ truyền khi làng mở hội. Đây là môn cờ tướng dùng người thay vì quân cờ di chuyển trên bàn cờ.




Các thiếu nữ làng Chuông tham gia lễ hội




Lễ tế 

Đặc sắc nhất tại hội làng Chuông là cuộc thi thổi cơm thi. Mỗi cuộc thi có bốn đội tham gia, mỗi đội ba người. Trong vòng 23 phút, các thôn nữ của từng đội phải vo gạo thật sạch, lấy lửa từ bùi nhùi rơm, nhóm củi và nấu. Đặc biệt, trong khi thi, một người gánh, hai người còn lại phải cầm củi chạy theo cho tới khi cơm chín. Khi hết 23 phút, cơm đội nào chín trước, dẻo ngon hơn là đội ấy thắng cuộc.



 



Những vật dụng chuẩn bị cho cuộc thi là một túi gạo nhỏ, niêu đất và chum nước để vo gạo.




 


Các đội vo gạo chuẩn bị thi


Sau khi vo gạo, một người vừa đi vừa gánh hai niêu và hai người đốt lửa theo sao cho cơm chín... 

Tục thổi cơm thi ở hội chợ Chuông giành cho cả hai phái nam và nữ. Đây là một trò diễn thi tài nấu nướng. Các cô gái của làng ứng thí sẽ đứng vào một vòng tròn vôi đường kính khoảng 1,5m, có 1 đứa trẻ chừng 6, 7 tháng không phải con của họ, và 1 con cóc cùng các đồ nấu nuớng.

 


Các cô phải lấy lửa từ bùi nhùi rơm, tước mía làm củi , nhóm bếp trông trẻ con không khóc, trông con cóc không cho nhảy ra ngoài vạch vôi. Theo một số cụ già địa phương thì hình thức vẽ một vòng tròn bằng vôi trắng là tượng cho trời, con cóc là cậu ông trời, tượng cho mưa (trên trống đồng có nhiều hình con cóc đã mang ý nghĩa này).

 

 
 

 


Nổi lửa lên.

 


 


Khó khăn nhưng các chị vẫn làm được 

Giữ cóc trong vòng tròn được đồng nhất với ý thức cầu mưa, một dòng sinh lực cho cây trồng, đảm bảo nguồn hạnh phúc. Trước đây, người con gái đi dự nấu cơm thi còn phải ăn chay và khi nấu không được nói cười, phải chăng để đồng nhất với bà mẹ Đất.







Những điều kiện làng đặt ra để còn thử thách sự nhanh nhẹn, tháo vát của các cô gái làng Chuông. Nồi cơm của cô nào chín trước, dẻo ngon sẽ được làng thưởng.


 
 

 
 


 

 
 

 

 

Tục thổi cơm thi dành cho nam giới xưa tổ chức trên một cái đầm cạnh chợ. Các chàng trai dự thi mỗi người ngồi trên một thuyền nan câu, trong lòng thuyền chứa sẵn gạo, nước, củi, bùi nhùi giữ lửa. Khi có hiệu lệnh của các bô lão, các chàng trai bơi tay đưa thuyền từ bờ bên kia sang bờ bên này. Trong thời gian đó dẫu là tay ướt cũng phải tìm cách lấy lửa, nhóm bếp, vo gạo nấu cơm. Mọi việc diễn ra trên chiếc thuyền câu vừa bơi vừa nấu cơm thật khó. Làm sao giữ cho thuyền không chòng chành, bơi tiến về đích và nấu cho kịp nồi cơm thơm ngon. Đây cũng là một thử thách đối với các chàng trai làng Chuông.




Trai làng Chuông tham gia bóng truyền trong ngày hội

Đánh cờ người ở chợ Chuông được tổ chức ngay trước cửa đình trên khu đất họp chợ. Đánh cờ người thực hiện tài trí của con người. Cuốc đấu trí giàu tính văn hóa giữa hai đối thủ trên một bàn cờ tướng mà các quân cờ đều là người thật.


 
16 quân cờ là nam giới
 

 
16 quân cờ nữ giới

Một bên 16 quân cờ là nam giới ăn mặc sang trọng, phía trước áo in chữ Hán thể hiện chức năng của quân cờ đó. Bên kia, 16 quân cờ do nữ giới sắm vai. Riêng tướng sĩ ông và tướng sĩ bà của hai bên được ngồi trên ghế có lọng che, người sắm vai quân cờ khác phải đứng.


Tục truyền nguời làm tướng ông, tướng bà ngồi trên ghế ở bàn cờ được làng chọn lựa rất kỹ càng, vừa đẹp về hình thức lại phải ăn ở phúc đức, trong năm gia tộc không có vận áo xám (việc tang). Sau cuộc thi đánh cờ người, các vị tướng ông, tướng bà sẽ mời quân cờ về nhà mở tiệc trầu cau, chè nước. Gia chủ lúc ấy rất hãnh diệnvì được làng chọn vào vị trí tướng cờ năm đó.


 


 

Du khách tới hội chợ chuông là dịp xem những trai thanh nữ tú của đất Phương Trung phô bày vẻ đẹp trên bàn cờ tướng. Đánh cờ người âu cũng là một nghệ thuật chơi cao cấp của cha ông ta được cả cộng đồng làng hưởng ứng.


 
 

 

Có thể nói, hội chợ Chuông là sự hòa hợp rất nhiều lớp văn hóa trong tiến trình phát triển của lịch sử. Những trầm tích của văn hóa chùa chiền, của tín ngưỡng thành hoàng làng của các sinh hoạt gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nước và những biểu hiện của văn hóa nghề, tất cả tạo thành một tổng thể hòa quyện vào nhau. Vì thế hội chợ Chuông có sức sống lâu dài trong tâm trí nhân dân và trong đời sống xã hội hiện đại./.

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Hội làng Chuông (1396)

Khách sạn JW Marriott Hà Nội
Khách sạn JW Marriott Hà Nội
Nổi bật
Từ Liêm
8.9 Rất tốt
Halais Hotel
Halais Hotel
Hai Bà Trưng
La Siesta Classic Hang Thung
La Siesta Classic Hang Thung
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.5 Tuyệt vời
GRAND HOTEL du LAC Hanoi
GRAND HOTEL du LAC Hanoi
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.5 Tuyệt vời
Peridot Grand Hotel & Spa by AIRA
Peridot Grand Hotel & Spa by AIRA
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.6 Tuyệt vời
The Oriental Jade Hotel
The Oriental Jade Hotel
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.4 Tuyệt vời
 
 

Xem thêm về Hà Nội