Đền 9 gian (tên chữ gọi là "Cửu linh từ") thuộc Mường-Tôn cũ (mường gốc), nay là xã Châu-Kim, huyện Quế-Phong, tỉnh Nghệ-An.
Theo một số tư liệu dân tộc học, và dựa theo lời kể của các ông, bà mo và những người già…trong vùng, thì đền 9 gian được dựng lên để thờ Pỏ Phạ (ông trời) và đức mẹ Xì-Đà….đền 9 gian được làm vào thời gian Cầm Cần, Cầm Lan thay nhau làm chẩu mường (tức là thủ lĩnh hành chính của người Thái), kiêm luôn chẩu hua (tức thủ lĩnh tinh thần): Đó là những năm cả 9 mường đầu tiên của người Thái trong vùng rất thịnh vượng, làm ăn phát đạt, yên vui và phồn thịnh…cho nên theo đề nghị của Cầm Cần, cả 9 mường cùng góp công, góp của dựng một cái đền để thờ Pỏ Phạ (tức ông trời – ban đầu chỉ thờ riêng ông trời, sau này mới thờ thêm đức mẹ Xì-Đà), vì trời cho mới được như vậy, mà họ Cầm (hay Lo Căm, Sầm…) là con cháu của trời…do vậy đền mới được làm đúng 9 gian, mỗi gian dành cho một mường lúc bấy giờ đến cúng thờ! Lại có ý kiến cho rằng, người Thái ở vùng Quỳ-Châu cũ có 9 họ (Lô; Vi; Quang; Lưng; Kim (kêm); Hà; Ngân; Lữ; Lộc) nên mới dựng đền đúng 9 gian cho 9 họ người Thái đến cúng thờ!
Tuy nhiên cũng có ý kiến lại cho rằng, con số 9 thuộc về tâm linh mang ý nghĩa dương sinh, nên người Thái ở miền Tây Nghệ An mới xây dựng đền đúng 9 gian: ý kiến này dựa trên cơ sở số lượng lễ vật được thờ trong mỗi dịp thờ cúng ở mỗi gian đền, như: mỗi mường, khi mang lễ vật đến cúng đền, ngoài một con trâu đen (riêng Mường-Tôn thờ con trâu trắng) còn phải có 9 con lợn, 90 con gà nhỏ, 90 cặp cá khô và một chum rượu cần với 9 cặp cần trúc….trong mỗi gian, người ta kê sập thành 4 bậc từ thấp lên cao, bậc dưới cùng đặt 9 phần cá (mỗi phần 10 con), bậc thứ 2 sắp 9 phần gà (mỗi phần 10 con), bậc thứ 3 đóng 9 cỗ thịt lợn. Sang ngày thứ hai mới mổ trâu, thịt trâu được bày trên bậc thứ 4, tức là cao nhất. Chính giữa gian là một chum rượu cần, có cắm 9 đôi cần trúc….(theo Tạp chí dân tộc học số tháng 3-2001)…!
Du khách đến thăm đền
Như vậy, chúng ta gặp con số 9 trong tất cả các thứ lễ vật cúng thờ truyền thống ở đền 9 gian và những cách hiểu khác nhau về tên gọi của đền qua con số 9 thiêng liêng! Nhưng dẫu sao thì đền 9 gian vẫn là ngọn lửa thiêng, đã trải ngót 600 năm lịch sử sưởi ấm tâm hồn người Thái, là nơi quy tụ tâm thức cộng đồng với vẻ đẹp của văn hoá tâm linh, văn hoá nghệ thuật và những phong tục, tập quán cổ truyền rất đặc biệt. Đến với lễ hội đền 9 gian là trở về với cội nguồn của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An, vừa để tho? mãn nhu cầu của đời sống văn hoá tâm linh, vừa thoả mãn những nhu cầu cảm xúc thẩm mỹ của cả "Lễ" và "Hội", qua đó mọi giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An được thể hiện, được bảo lưu đầy đủ nhất và được phát triển lên mãi!
Du xuân Giáp Ngọ lên huyện miền núi Quế Phong, cách TP Vinh 173 km về phía Tây Bắc, ngoài chiêm ngưỡng núi rừng trùng điệp của miền Tây xứ Nghệ, PV Báo Hà Tĩnh còn có dịp tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái qua Di tích văn hóa Đền 9 gian.
Đền có kiến trúc nhà sàn 9 gian
Đền 9 gian được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV tại Pú Chà Nhàng, gọi là Tến Pỏm (đền trên núi), thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim. Đền có 9 gian nên đồng bào thường gọi là Tến Cau Hoong (tức đền 9 gian), mỗi gian tượng trưng cho một Mường đến tôn thờ: Mường Tôn, Mường Pắn, Mường Chừn, Mường Hin, Mường Puộc, Mường Quáng, Mường Pha Quèn, Mường Miểng, Mường Chón. Lúc bấy giờ Đền thờ Thẻn phà (thờ trời) và Náng Xỉ Đả (con gái trời).
Truyền thuyết kể lại rằng: Một năm, vào ngày mở hội tế trời, khi chuẩn bị hành lễ hiến trâu, bỗng có con rồng bay đến cuốn đi con trâu trắng của Mường Tôn. Thấy điềm xấu, Tạo Mường liền cho giết trâu làm lễ, khấn xin trời phật, tổ tiên để chuyển dời Đền đi nơi khác. Tương truyền, có con quạ cổ khoang trắng đến gắp miếng xương trâu nơi đền cũ bay đi và thả xuống một ngọn đồi nhỏ phía Nam Mường Tôn, còn gọi là Pú Căm (Núi vàng), tục gọi là Pú Quái (núi trâu). Vì thế, cuối thế kỷ XVIII, Đền được chuyển đến Pú Căm hay còn gọi là Đền hiến trâu, thuộc bản Piếng Chào, xã Châu Kim. Lúc này, Đền có kiến trúc nhà sàn 9 gian lợp nứa; thờ Thẻn phà (thờ trời), Náng Xỉ Đả (con gái trời) và Tạo Ló Ỳ (người có công xây bản lập mường).
Trong khuôn viên Đền còn có hai gian nhà nhỏ: một gian thờ Đức Phật, một gian thờ Bác Hồ
Năm 1927, Đền được tôn tạo lại bằng nhà sàn kê, có 4 hàng cột, chín gian bằng gỗ lim, lợp tôn. Từ năm 1927 - 2003, trải qua thời gian dài với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, Đền bị xuống cấp và mai một, chỉ còn là phế tích. Năm 2004, Đền được tôn tạo lại nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa Thái vùng Tây Bắc xứ Nghệ.
Thuở xưa, Lễ hội Đền 9 gian được tổ chức ba năm một lần vào tháng 8 âm lịch hàng năm, là dịp để người dân chín bản mười mường vùng Phủ Quỳ cùng hành hương về nơi đất gốc mở hội tế trời, lễ tổ, cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Từ năm 2006, Lễ hội Đền với quy mô hoành tráng được tổ chức trở lại vào trung tuần tháng 2 âm lịch hàng năm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh nhớ về tổ tiên, cội nguồn của đồng bào Thái.
Năm 2008, đền được công nhận Di tích văn hoá cấp tỉnh.
Cửa chính lên Đền với hai bên là hai con rồng lớn
Trước sân Đền là hình ảnh 9 con trâu (đen và trắng) nằm sau 9 vạc nước lớn chờ tế
Gian chính Đền...
... và 8 gian nhỏ, mỗi gian tượng trưng cho một Mường đến tôn thờ
Trên mặt tường phía trước Đền treo 9 cái mâm (mỗi mâm của một Mường)làm bằng mây tre đan
Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm
Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm
Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng
Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420