logo-dulich24

Đền Hai Bà Trưng

Mê Linh - Hà Nội - Việt nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Mê Linh, Hà Nội
 
 

Đền Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng làm rạng rỡ non sông Việt Nam, dân ta Việt Nam, làm vẻ vang phụ nữ Việt Nam, đem lại vinh dự tự hào cho Mê Linh xã - Vĩnh Phúc ngày nay, vùng đất anh hùng đã sinh ra người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc và một thời tuy không dài là đất đế đô. Đó là Kinh đô Mê Linh thời Trưng Nữ Vương "
 

Giới thiệu Đền Hai Bà Trưng

Đền Hai Bà Trưng

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 sau CN), thời đại Hai Bà Trưng (40 - 43 sau CN), được mọi người dân Việt Nam biết đến với niềm tự hào và kính trọng sâu sắc. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, trong cả lịch sử nhân loại, một cuộc khởi nghĩa do hai nữ Anh hùng lãnh đạo, đánh đuổi giặc ngoại xâm giành thắng lợi. Bà Trưng Trắc đã lên ngôi Vua, phong thưởng các tướng sĩ, cắt cử quan lại các cấp… Có thể nói, Hai Bà Trưng là người đầu tiên có công giữ nước, xây dựng nền độc lập, người đặt nền móng cho truyền thống đánh giặc, ý thức tự lập, tự cường của dân tộc ta.

Theo chính sử, Hai Bà Trưng quê ở làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, cha là quan Lạc tướng huyện Mê Linh nhưng mất sớm, mẹ là bà Nguyễn Thị Đoan (tên tục gọi là bà Man Thiện). Tương truyền, làng quê có nghề trồng dâu nuôi tằm, hai bà là chị em sinh đôi, bà chị có tên là Trưng Trắc (Trưng Trắc ý nói trứng lứa đầu), em gái có tên Trưng Nhị (ý nói trứng lứa sau). Hai bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dậy bảo nên khi lớn đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí tự lập.

Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên (vùng Sơn Tây ngày nay) cũng là người có ý chí chống giặc Hán đô hộ. Một năm sau, ông Thi Sách bị viên quan Thái Thú nhà Hán là Tô Định giết. Căm thù giặc cướp nước, hận kẻ thù giết chồng, ngày 6 tháng Giêng năm Canh Tý (40 sau CN), được mẹ và thầy học cổ vũ, giúp đỡ, Bà Trưng Trắc cùng em gái Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa, quân dân trong vùng theo về rất đông tụ nghĩa dưới cờ. Trước lễ xuất quân, dưới ngọn cờ đào, bà Trưng tuốt gươm thề cùng trời đất, lời thề như lời hịch đầy hào khí, suốt hai ngàn năm sử sách và dân gian vẫn còn lưu giữ và truyền tụng…

Cảm kích trước mục đích cao cả của cuộc khởi nghĩa và tấm lòng trong sáng của hai bà, biết đặt quốc thù, đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, nghĩa quân đã đồng lòng chiến đấu và chỉ trong một thời gian ngắn đã giải phóng 65 thành trì, thu giang sơn về một mối… Bà Trưng xưng Vương, thưởng các tướng sĩ, cắt cử người cai quản các vùng…

Có thể coi thời đại Hai Bà Trưng là triều đại phong kiến Việt Nam đầu tiên (dù còn sơ khai) trong lịch sử dân tộc. Năm 43 (sau CN), vua Quang Vũ (nhà Hán) lại sai tướng giỏi là Mã Viện mang đại binh sang đánh chiếm nước ta, một lần nữa Hai Bà Trưng lại cùng nghĩa quân phất cờ khởi nghĩa, sau nhiều trận chiến đấu quyết liệt, biết thế giặc quá mạnh không địch nổi, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Đất nước rơi lại vào đêm trường nô lệ…

Sau khi hai bà mất, nhân dân trong nước thuộc nhiều triều đại kính trọng lập đền thờ hai bà và các tướng lĩnh giỏi (phần lớn là nữ tướng) ở nhiều nơi. Chỉ tính riêng trên đất Vĩnh Phúc đã có 65 đền thờ Hai Bà Trưng và 66 tướng lĩnh.

Hàng năm, cứ đến ngày 6 tháng Giêng (ngày Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa), tại đền thờ hai bà ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh, lại mở hội lớn, nhân dân trong tỉnh và cả nước nô nức kéo về dự, thắp hương thành kính biết ơn “Nhị Vị Đại Vương” đã có công xây dựng nền độc lập ngay từ buổi bình minh của dân tộc và tiếp tục cầu mong Hai Bà phù hộ cho quốc thái, dân an…

Đền thờ Hai Bà toạ trên một khu đất cao thoáng đãng. Theo thuyết phong thuỷ: Đền toạ lạc trên thế đất "Trán con voi trắng" trong hình cao “Bạch tượng uyên hồ” (voi trắng uống nước trong hồ), đến tận bây giờ vẫn còn vết tích của những nơi như ao Mắt Voi, vòi voi và hồ Ao bàng; phía trước là đường kéo quân của Hai Bà Trưng xưa kia chạy vòng phía trước Đền. Sau đền là khu vực thành cổ gồm 2 lớp: trong là thành, ngoài là quách, dân gian gọi là Thành Ống.

Tam tòa chính điện , phía trước là hồ Bán Nguyệt. Đền thờ Hai Bà Trưng hiện nay có các công trình: Tam quan, nhà tiền tế, nhà trung tế và hậu cung.

Từ ngày có Đảng, đặc biệt là những năm 1940 – 1945, Đền thờ Hai Bà Trưng trở thành nơi chở che, đi về, hội họp của các nhà lãnh đạo tiền bối Đảng ta như các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo…

Ngay phía sau đền có cây Lụa già thân rỗng, trước đây là hòm thư bí mật của đồng chí Trường Chinh. Có thể nói, Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, Vĩnh Phúc và quần thể các di tích khảo cổ lịch sử, cách mạng xung quanh khu vực này là những di tích đặc biệt quý giá, vì nó không chỉ gắn liền với những thời kỳ lịch sử hào hùng, gắn liền với những danh nhân mở nước công tích như huyền thoại, mà những di tích như thành Ống, thành Dền, thành Vượn còn đang chứa đựng trong lòng nhiều điều bí ẩn đã bị lớp bụi của thời gian che lấp.

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Đền Hai Bà Trưng (1553)

Khách sạn JW Marriott Hà Nội
Khách sạn JW Marriott Hà Nội
Nổi bật
Từ Liêm
8.9 Rất tốt
Halais Hotel
Halais Hotel
Hai Bà Trưng
La Siesta Classic Hang Thung
La Siesta Classic Hang Thung
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.5 Tuyệt vời
GRAND HOTEL du LAC Hanoi
GRAND HOTEL du LAC Hanoi
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.5 Tuyệt vời
Peridot Grand Hotel & Spa by AIRA
Peridot Grand Hotel & Spa by AIRA
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.6 Tuyệt vời
The Oriental Jade Hotel
The Oriental Jade Hotel
Hoàn Kiếm
Khu vực trung tâm
9.4 Tuyệt vời
 
 

Xem thêm về Hà Nội