logo-dulich24

Lễ rước Mục đồng

Hòa Vang - Đà Nẵng - Việt nam Điểm du lịch được yêu thích tại Hòa Vang, Đà Nẵng
 
 

Lễ rước Mục đồng

Theo các bậc cao niên, làng Phong Lệ xưa có tên gốc là xứ Đà Ly, sau chia làm hai làng là Phong Bắc nay thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, và Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
 

Giới thiệu Lễ rước Mục đồng

Lễ rước Mục đồng

Dù chia tách địa lí hành chính như vậy, song ngày Lễ hội rước Mục Đồng, người dân hai địa phương cùng về tham dự.

Cụ Ông Văn Tứ, 87 tuổi, Trưởng ban tư lễ đình Thần Nông kể, theo truyền thuyết, làng Phong Lệ xưa có một cồn cỏ giữa đồng. Ngày kia, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng bị dính chặt xuống đất như có bàn tay giữ lại. Dân làng cho là có thần linh "cư ngụ" nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên là cồn Thần. Sau một thời gian, đàn trâu trong làng chạy lạc lên cồn, đám trẻ đến tìm, nhưng người và trâu không xảy ra chuyện gì. Từ đó có tiếng đồn lan ra là cồn Thần chỉ dành cho trẻ mục đồng đến gần. Xóm cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Qua nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục Đồng.

Các bô lão với 17 cây đại kì của tộc họ mình chuẩn bị rước Lễ.

Cụ Ngô Tấn Văn, 80 tuổi, thôn Phong Nam cho biết, ngày trước có lệ cứ 3 năm một lần làng tổ chức lễ rước Mục Đồng. Sau giãn dần ra 6 năm, rồi cuối cùng là 12 năm mới tổ chức một lần. Năm 12 tuổi, cụ là trẻ chăn trâu được tham dự lễ hội rước Mục Đồng. Ngày trước, lễ hội rước Mục Đồng tổ chức rất lớn, 3 ngày 3 đêm, có giết trâu, có hát mục đồng, không khí trong làng nhộn nhịp, vui tươi.

Ông Ngô Văn Nghĩa, 67 tuổi, Trưởng ban tổ chức lễ rước Mục Đồng cho biết: "Ngày xưa, từ cuối tháng Ba âm lịch, khi vụ mùa đã xong là lúc chuẩn bị cho lễ hội bắt đầu. Không khí trong làng rộn ràng, tất bật để chuẩn bị lễ hội. Ngoài cờ nhỏ của mục đồng, còn có 17 cây "đại kì" của chư phái tộc. "Đại kì" với cán lớn bằng tre dài 5 mét, có khoan lỗ đút cây ngang qua để treo các con giống. Nào là tứ linh (lân, long, quy, phượng), tứ nghệ (sĩ, nông, công, thương). Nhưng nhiều nhất vẫn là cày, bừa, cuốc, gàu dai, gàu sòng, dừng, nia... Để được chiếm giải trong lễ hội, các tộc họ có điều kiện "sáng tác" các hình tượng bằng gỗ rất công phu, mĩ thuật. Mang trên mình nhiều thứ như vậy nên cây cờ lớn thường rất nặng, phải chọn 3 lực điền khoẻ mạnh với đầy đủ nai nịt ngang lưng mới đủ sức mang cờ. Sau 60 năm lễ hội bị gián đoạn, đây là lần thứ hai, tổ chức lễ hội đặc sắc này (lần thứ nhất tổ chức vào năm 2007).

Lễ rước Thần Nông, hay rước Mục Đồng ở làng Phong Lệ là một hình thức coi trọng nghề nông, giá trị người nông dân được nâng cao. Trong xã hội phong kiến ngày xưa xem thường những kẻ chăn trâu. Tuy nhiên, khi đến làng Phong Lệ (xưa) trong những ngày rước Thần Nông, trẻ chăn trâu được tôn vinh, xem trọng.

Lễ rước Thần Nông từ Cồn Thần về đình Thần Nông.
Chiều ngày 27-11-2010, các bô lão, dân làng, các mục đồng trong làng cùng cờ, ban nhạc cổ tổ chức rước "Thần" từ Cồn Thần bằng kiệu hoa uy nghi về đình làng Phong Lệ an vị tế vọng Thần. Đến Cồn Thần, đám rước dừng lại. Kiệu Thần được đặt gần vào nơi di tích có tảng đá lớn gắn trên "đài" xây bằng xi-măng. Cụ Ông Văn Tứ, Trưởng ban tư lễ đứng ra làm lễ cúng triệu thỉnh Thần Nông. Cụ và Ban tư lễ khấn vái, xin âm dương để cung thỉnh rước Thần. Sau lễ cúng, cụ ra hiệu cho người đánh kẻng cổ nổi lệnh báo tin: "Thần Nông đã giáng hạ". Lúc này, tất cả lại chỉnh đốn trang phục, hàng ngũ chuẩn bị rước Thần Nông về đình làng. Trong âm vang của tiếng trống chiêng, tiếng nhạc cổ, dưới ánh sáng bập bùng của các ngọn đuốc, đèn lồng khiến không gian huyền bí.

Sáng ngày 28-11 (DL), trời vừa hửng sáng đã vang lên tiếng trống giục giã dân làng về dự lễ. Tất cả tề tựu trong sân đình Thần Nông (đình Mục Đồng). Trùm Mục (người cai quản các mục đồng) lễ phục tươm tất, trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn vái rồi cung thỉnh bài vị Thần Nông đặt vào kiệu do 4 mục đồng khiêng. Đám rước lên đường với chiêng trống, kẻng cổ vang động khắp làng. Sau cùng là đoàn mục đồng vai mang giỏ bịt mõm trâu, dây thẹo buộc trâu diễu hành quanh đồng ruộng trong âm vang của nền nhạc cổ bát âm. Vừa đi, thi thoảng người phụ trách dùng loa xướng lên:

- Chúng mục đồng làng Phong Lệ ta!

- Dạ! (mục đồng đáp lại).

- Rước Thần Nông về làng Phong Lệ ta!

- Giá hạ! Giá hạ! (*) (mục đồng đáp lại 3 lần).

- Cầu cho tốt lúa tốt gieo. Vũ thuận phong điều, hò reo một tiếng!

- Giá hạ! Giá hạ! (mục đồng đáp lại 3 lần).

Đám mục đồng đang lội qua đám ruộng với bầy trâu và khi đi qua một đám cỏ bên đường, đoàn rước còn dừng chân để cổ vũ cho các trò chơi kéo co, rồng rắn, nhảy dây… của các mục đồng. Đoàn rước khiêng kiệu về đình làng cúng tế chính thức. Bài vị Thần Nông được đặt lên bàn thờ nơi hậu tẩm chính Đình. Hoa, xôi, gà, trái cây…, lần lượt được bày trên bệ thờ khắp ba gian đình. Mục đồng nghiêm chỉnh đứng trước đình làm lễ. Các chức sắc trong làng nghiêm trang đứng thành hai hàng chứng minh lễ cúng tế. Tế lễ xong, các mục đồng được mời vào ăn cỗ cùng với chư vị chức sắc trong làng, không phân biệt thứ hạng. Tối, tại sân Nhà thờ Tiên Hiền, làng Phong Lệ có tổ chức hát mục đồng và hát tuồng

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Phục vụ hơn 10.000 lượt khách mỗi tháng

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Liên hệ đặt tour: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Lễ rước Mục đồng (626)

Ebisu Onsen Resort
Ebisu Onsen Resort
Hòa Vang
8.2 Rất tốt
Sel de Mer Hotel & Suites
Sel de Mer Hotel & Suites
Sơn Trà
9.1 Tuyệt vời
TMS Hotel Da Nang Beach
TMS Hotel Da Nang Beach
Ngũ Hành Sơn
9.0 Tuyệt vời
Fusion Maia Resort
Fusion Maia Resort
Ngũ Hành Sơn
9.2 Tuyệt vời
 

Điểm du lịch ở gần Lễ rước Mục đồng (41)

Sun World Bà Nà Hills

Sun World Bà Nà Hills

Hòa Ninh, Hòa Vang, Đà Nẵng
Công Viên Suối Khoáng Nóng Núi Thần Tài

Công Viên Suối Khoáng Nóng Núi Thần Tài

Quốc lộ 14G,Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng
Làng Cổ Phong Nam

Làng Cổ Phong Nam

Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng
Khu du lịch Suối Hoa

Khu du lịch Suối Hoa

Hoà Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng
 

Xem thêm về Đà Nẵng