logo-dulich24

Thánh Địa La Vang

Hải Lăng - Quảng Trị - Việt nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Hải Lăng, Quảng Trị
 
 

Thánh Địa La Vang

Đức Mẹ La Vang là tên gọi mà giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến hiện tượng Đức Mẹ Maria hiện ra trong một thời kỳ mà đạo Công giáo bị bắt bớ tại Việt Nam. La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961. [1] Đây là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo được chính quyền Việt Nam công nhận.
 

Giới thiệu Thánh Địa La Vang

Thánh Địa La Vang

Theo một thuyết, dưới thời vua Cảnh thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công Giáo. Cho nên để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân ở vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải "la" lớn, mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La Vang ra đời.

Toàn cảnh Thánh Địa La Vang
Toàn cảnh Thánh Địa La Vang

Cổng vào thánh địa LaVang
Cổng vào thánh địa LaVang

Linh đài Đức mẹ La Vang
Linh đài Đức mẹ La Vang

Một giả thuyết tương tự về tiếng "la vang" đã từ đặc tính của âm thanh chuyển thành danh từ riêng, nói rằng nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thì thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu. 

Một cách giải thích khác là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang.

Một thuyết khác cho là địa danh "phường Lá Vắng" đã có từ trước đó, thuộc làng Cổ Vưu, nằm về phía Tây cách đồn Dinh Cát, về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị, 4 cây số và cách Phú Xuân, tức Kinh Đô Huế, 58 km về phía Bắc.

Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phạt giáo  hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật bà quan âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng,nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi thờ Mẹ Maria .Ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh.

Theo giám mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ.Cha sở quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương". Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894) Đức Cha Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành nhà thờ.

Khuôn viên khu Thánh địa La Vang
Khuôn viên khu Thánh địa La Vang

Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961 Hội Đồng Giám Mục Miền Nam đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Trong chiến cuộc Muà Hè 1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương Cung Thánh Đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lở. Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới.

Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha dất để "phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân". Theo linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền (quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu La Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước 1975 là 23 ha) nay được giao trả lại.

Tượng đức mẹ La  Vang

Tượng đức mẹ La  Vang

Đức mẹ LaVang
Đức mẹ LaVang

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Thánh Địa La Vang (8)

Hoa Phuong Guesthouse
Hoa Phuong Guesthouse
Đông Hà
9.2 Tuyệt vời
Sai Gon Dong Ha Hotel
Sai Gon Dong Ha Hotel
Đông Hà
Khu vực trung tâm
8.0 Rất tốt
Hai Dang Hotel
Hai Dang Hotel
Hướng Hóa
8.0 Rất tốt
Hotel Thanh Minh
Hotel Thanh Minh
Đông Hà
7.2 Tốt
PALM GARDEN HOUSE
PALM GARDEN HOUSE
Đông Hà
6.8 Dễ chịu
 

Điểm du lịch ở gần Thánh Địa La Vang (22)

Chùa Diên Thọ

Chùa Diên Thọ

xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc

Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc

làng Trà Lộc , xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng, Quảng Trị
Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc

Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc

Hải Lăng - Quảng Trị - Việt nam
Thánh Đường La Vang

Thánh Đường La Vang

huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị