Nằm cách thành phố Đà Lạt 46km về hướng Nam. Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên được thác Pongour.
Thác Pongour - “ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương”.
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng hay là thác Thiên Thai.
Đây là ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng và hùng vĩ thuộc vùng Nam Tây Nguyên, từng được người Pháp đánh giá là ngọn thác “hùng vĩ nhất Đông Dương”.
Vẻ hùng vĩ của thác còn được Vua Bảo Đại công nhận là “Nam thiên đệ nhất thác” (nghĩa là thác nước hùng vĩ nhất trời Nam) vào khoảng 60 năm trước.
Đến năm 2000, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định công nhận nơi đây là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, cách huyện lỵ 20km và xa trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km
Câu chuyện về cái tên Pongour
Về tên gọi Pongour có hai giả thuyết như sau:
Thứ nhất, Pongour là do tên người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (K'ho: Pon - gou (với nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng). Qua một số tài liệu địa chất học của người Pháp, vùng này có nhiều kaolin. Như vậy, Pongour có nghĩa là ông chủ hay ông vua xứ Kaolin.
Giả thuyết thứ hai hiện nay khá phổ biến, được nhiều người nhắc đến: Pongour xuất phát từ ngôn ngữ K'ho có nghĩa là bốn sừng tê giác (Pon: bốn, gou: sừng). Giả thuyết này lấy từ môt truyện cổ trong kho tàng truyện cổ K'ho - Chàm, Churu
Nội dung truyện cổ ấy như sau:
Ngày xưa vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Hà ngày nay do nàng Ka Nai làm chủ. Ka Nai là một tù trưởng nữ xinh đẹp, trẻ, có sức mạnh hơn cả thanh niên dũng sĩ K'ho - Churu. Nàng lại có tài chinh phục thú rừng, đặc biệt là loại Tây u (tê giác) (Rơmis). Do đó, trong bộ lạc của nàng có đến bốn con tê giác khác thường. Ka Nai thường dùng bốn con tê giác ấy để khai phá núi rừng đồi suối và đánh giặc bảo vệ buôn làng. Thuở ấy, giặc Prenn (người Chàm) ở Panduranga (Ninh Thuận ngày nay) thường lên quấy phá, bắt bớ dân địa phương về vương quốc Chăm để làm phu, làm xâu (một hình thức nô lệ), hoăc đi lính chống lại người Yuan (Kinh).
Một lần, dân tộc của bộ tộc Ka Nai bị lính Prenn bắt đi khá nhiều. Căm giận trước cảnh ấy, Ka Nai đã kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên như Sré, Mạ, Nộp... nổi dậy chống người Prenn. Nàng đã tự mình cưỡi tê giác cùng với đoàn quân Tây Nguyên xuống đánh phá vương quốc Panduranga để báo thù. Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Prenn, cứu được hàng trăm dân K'ho bị người Prenn bắt làm nô lệ trước đây. Nhưng qua chiến thắng này, Ka Nai thấm thía nỗi nhân tình thế thái: một số người K'ho Mạ đã theo giặc Prenn, chịu làm xâu, tớ cho người Prenn chứ không chịu về Tây Nguyên - quê hương cũ, mặc dù nhiều người K'ho Mạ ấy đã có gia đình tại quê nhà.
Đau buồn và tức giận trước nghịch cảnh ấy, Ka Nai quyết trừng trị những ai bội nghĩa quên tình. Và, sau đó nàng phải xây dựng lại cuộc sống cho buôn của nàng. Ka Nai cùng bốn con tê giác ngày đêm ủi núi san đồi để tạo dựng một "vương quốc thủy chung" cho người K'ho của nàng. Pongour là dấu vết bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên để mở ra một kỷ nguyên văn hóa cho các dân tộc tại đây.
Vẻ đẹp thác Pongour
Đà Lạt – Lâm Đồng được thiên nhiên ưu đãi với nhiều đồi núi, sống suối, thác nước, rừng thông bạt ngàn. Ngoài những thác nước đã đi vào lòng du khách khi đến với Đà lạt như; thác Cam Ly, Thác Datanla, Thác Prenn thì không thể không nhắc đến “Nam Thiên Đệ Nhất Thác” của khu vực Nam Tây Nguyên. Đó chính là Thác Ponguor – một kiệt tác của tạo hóa.
Thác nằm lọt giữa một vùng rừng già nguyên sinh rậm rạp. Trước kia, để đến con thác này, người ta phải phát cây băng rừng hoặc trôi thuyền theo dòng Đa Nhim vào đến gần, rồi bám rễ cây mà thả người men ra bờ thác.
Nhưng vào năm 1999, rừng già Pongour đã mở cửa, hiện nay lối vào thác Pongour đã có một con đường nhựa dài khoảng 7km để đón du khách để chiêm ngưỡng ngọn thác hùng vĩ. Bạn muốn du lịch về đây có thể tham gia các tour du lịch hay đi du lịch bụi.
Tên ngọn thác do người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa K’Ho: Pon-gou - với nghĩa ông chủ vùng đất sét trắng. Còn người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng bởi dòng thác chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng với độ cao gần 40m.
Người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng...
Thác Pongour trải rộng hơn 100m, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Bị các mỏm đá chặn lại, dòng sông xé ra thành một chục dòng thác gieo mình trải dọc bờ vách thẳng đứng. Nước thác tung lên thành các bức tường bọt trắng dày xốp và thành những đám mây hơi nước khổng lồ bao trùm lên khắp mặt sông. Dưới chân thác, con sông sục sôi bỗng hiền hòa trải mình thành một mặt hồ thênh thang cho cây rừng và vách đá soi bóng lung linh. Hàng trăm tấm đá phẳng lạ lùng nhô lên trên mặt nước như đón chân du khách băng qua làn mưa bụi nước ngay dưới chân thác.
Thác nhìn từ xa...
Đứng từ thác, ta thấy mình như người tí hon rơi xuống một miền đất thần tiên khác lạ. Đặc biệt, nơi đây có nhiều cảnh đẹp và lạ cho các phó nháy, "người mẫu" tha hồ dừng lại chụp ảnh. Bạn có thể đứng ngắm dòng thác ở đài quan sát ngay gần khu trung tâm. Đây là góc nhìn đẹp nhất và cũng là nơi trước kia vua Bảo Đại thường dừng chân trong các chuyến xuyên rừng săn hổ dữ. Bạn cũng có thể men theo những bậc thang uốn theo sườn núi lần xuống chân thác để thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước từ góc nhìn bên dưới.
Nước thác tung lên thành các bức tường bọt trắng dày xốp và thành những đám mây hơi nước khổng lồ bao trùm lên khắp mặt sông.
Ở Pongour có một bảo tháp ba tầng vươn lên giữa một hồ nước, là nơi người ta có thể tọa thiền để dưỡng tâm và thụ hưởng khí lành. Con đường nhỏ dẫn ra tháp nằm chìm dưới mặt nước khiến người ra như đang bay trên mặt hồ. Bảo tháp, cao 10 mét, được xây dựng với ước nguyện đất nước thanh bình, dân giàu, nước mạnh, người người đều được ấm no và hạnh phúc.
Thác Pongour- du lịch lý tưởng...
Những năm gần đây, lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, các trò chơi dân gian, thi nấu cơm lam, múa xòe Thái,… được tổ chức thu hút du khách ngày càng nhiều hơn.
Các địa điểm tham quan
Sau khi qua khỏi cổng Khu du lịch, du khách đi xuống chân thác bằng hai con đường: đường tắt với nhiều bậc cấp và đường ven đồi thoai thoải, tuy xa nhưng dễ đi hơn. Thác Pongour rộng khoảng 120m, cao 30m, là thác nước hùng vĩ nhất ở Lâm Đồng. Vào mùa mưa, khối nước khổng lồ tuôn từ tầng này xuống tầng khác, tạo ra những tiếng vang rất xa, màn sương khói huyền ảo, rồi chảy vào một hồ nước. Cây cầu gỗ giúp du khách đến tảng đá lớn dưới chân thác.
Hằng năm, vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, có đến hàng chục ngàn người đổ về thác Pongour trẩy hội mùa xuân, cắm lều trên các ngọn đồi xung quanh thác. Đây là dịp thanh niên sống hoà đồng, gặp gỡ, làm quen, tìm hiểu nhau.
Những năm gần đây, lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, các trò chơi dân gian, thi nấu cơm lam, múa xoè Thái,… được tổ chức thu hút du khách ngày càng nhiều hơn.
Vui nhộn lễ hội...
Ngoài thác Pongour, trong Khu du lịch sinh thái thác Pongour còn có bảo tháp, nhà Bảo Đại, bến thuyền, làng nghề dệt may thổ cẩm, thảm én,…
-
Bảo tháp, cao 10 mét, được xây dựng với ước nguyện đất nước thanh bình, dân giàu, nước mạnh, người người đều được ấm no và hạnh phúc.
-
Nhà Bảo Đại là một vọng lâu ngày xưa vua Bảo Đại dừng chân trong những chuyến du hành, săn bắn. Từ đây, du khách sẽ nhìn thấy thác Pongour với một góc nhìn tuyệt đẹp.
-
Bến thuyền, cách nhà Bảo Đại khoảng 200m về phía thượng nguồn, đã được Công ty Đất Nam phục hồi lại nhằm phục vụ du khách đến tham quan, chèo thuyền, câu cá, bắn nỏ,…
-
Làng nghề dệt may thổ cẩm sản xuất những tấm vải, quần áo, túi xách,… với các chất liệu từ thực vật.
-
Thảm én là một vách đá thẳng đứng có chiều dài hơn 100m, cao hơn 70m, cách chân thác Pongour khoảng 200m về phía hạ nguồn sông Đa Nhim. Hằng năm, cứ vào mùa hè, hàng vạn chim én không biết từ đâu đến trú ngụ trong các khe của vách đá.
Thác Pongour là một ngọn thác nổi tiếng đẹp mơ màng, hùng vĩ, hoang dã nhất của Nam Tây Nguyên. Do đó, nếu đến Đà Lạt khách không thể quên được thác Pongour.