logo-dulich24

Chùa Nam Nhã

612 đường Cách Mạng Tháng Tám, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ Di tích lịch sử được yêu thích tại Bình Thủy, Cần Thơ
 
 

Chùa Nam Nhã

Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư. Trước đây, Chùa Nam Nhã là tiệm thuốc bắc Nam Nhã Đường và là nơi liên lạc, hội họp của các sĩ phu trong phong trào đấu tranh chống Pháp. Chùa Nam Nhã là nơi hoạt động của những sĩ phu yêu nước trong tổ chức Việt Nam Quang Phục hội
 

Giới thiệu Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã

Khi đến vùng đất Tây Đô giữa bao điểm du lịch hấp dẫn du khách không thể bỏ qua một điểm du lịch mà khi đến thăm đều đan xen nhiều cảm xúc đó là Chùa Nam Nhã.

Cổng chùa soi bóng bên dòng sông Bình Thủy
 Cổng chùa soi bóng bên dòng sông Bình Thủy 

Chùa Nam Nhã tọa lạc số 612 đường Cách Mạng Tháng Tám thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ tên chữ Hán là Nam Nhã Đường. Nơi đây không những đẹp về kiến trúc mà còn gắn liền với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam. Và đã được công nhận là di tích lịch sử cánh mạng vào ngày 25 tháng 01 năm 1991.

Tấm bia đá ghi niên đại xây chùa
 Tấm bia đá ghi niên đại xây chùa

Chùa Nam Nhã lúc được thành lập có tên là Nam Nhã Đường. Đó là một tiệm thuốc bắc do học trò của cụ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa là ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng vừa là cơ sở kinh doanh vừa là nơi hỗ trợ tài lực cho phong trào yêu nước của các sĩ phu trong phong trào Đông du. Sau này được đồi tên là Chùa Minh Sư theo tên của một vị sư hay còn gọi là Chùa Nam Nhã. Ngoài là một nơi thờ cúng tín ngưỡng nhưng còn là nơi tập hợp, nuôi dưỡng phong trào yêu nước của các sĩ phu.

Cổng chùa được xây bằng gạch lợp mài ngói. Hai bên cột có câu liễn đối tạm dịch là: “Nam địa độ nguyên nhân, tiếng đàn Bát Nhã thông cõi giác.  Nhã đình mời thiện khách, bóng mát bồ đề phủ cửa thiền”. Hai câu đối có ý nghĩa là mời gọi người thiện tâm tu đạo nhưng sâu xa là mời gọi những người cùng chung chí hướng yêu nước.

Khuôn viên Chùa khá rộng rãi thoáng mát, khung cảnh yên bình. Phía trên là những tán cây rợp bóng mát bên dưới là những cây kiểng quý được cắt tỉa cẩn thận, xa xa là tiếng chim hót líu lo. Giữa một không gian như thế này chọn một gốc cây và ngồi tựa đầu vào thân cây cảm nhận làn gió mát và trong lành hướng mắt lên tán cây, cao hơn nữa là bầu trời xanh trong làm cho người đến thăm có một cảm giác thật thư thái tận hưởng giây phút quý giá mà thiên nhiên ban tặng dù có bao nhiêu phiền muộn bỗng tan biến như cây kia vẫn xanh trời kia vẫn cao và rộng chỉ cần ta bước tiếp.

Sân chùa được lót bằng gạch tàu, chính giữa là hòn non bộ cao hơn 2m. Chính điện là một ngôi nhà gạch kiên cố được quét vôi màu vàng bên ngoài nền tường dược tô đắp các hoa văn rất tỉ mỉ công phu. Bên trên được lợp ngói âm dương đã phai màu khoác lên mình lớp áo rêu xanh theo thời gian nhưng càng làm tôn lên vẻ cổ kính cho ngôi chùa. Trên có hình lưỡng long tranh châu, rồng được xem là có sức mạnh vô biên đúng đầu trong tứ linh “ long, lân, quy, phụng”. Theo tín ngưỡng rồng là biểu tượng cho năng lượng của đất trời, là con vật có vượng khí trong phong thủy. Hình tượng hai con rồng là biểu tượng của Âm-Dương cân bằng, hạt châu là biểu tượng của vũ trụ. Bên trong chính điện gian trung tâm được bày trí rất trang trọng là nơi đặt bàn thờ tam giáo thể hiện triết lý tam giáo đồng nguyên: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo mang ý nghĩa dù là đạo giáo nào cũng đều dạy con người sống tốt đạo đẹp đời hướng đến chân thiện mỹ. Ngang với bàn thờ Quan Thánh Đế Quân là một cái bàn có để một tấm kiếng mà khi Phật tử đến niệm Phật sẽ nhìn thấy hình ảnh của minh rất rõ trong đó điều này là một thông điệp rất có ý nghĩa của nhà Chùa gửi đến mọi người là khi ta đến để tìm về chốn Phật, ngoài niệm Phật hãy suy xét đến đạo làm người và cách chúng ta sống. Ngoài ra nó còn mang một ý nghĩa chính trị là khi có việc nước quan trọng cần bàn bạc thông qua tấm gương sẽ phát hiện những kẻ rinh rập có ý đồ xấu ở bên ngoài. Chùa chủ trương ăn chay niệm Phật ăn mặc giản dị nhưng không cạo đầu vì theo ý chí của nhà Chùa từ ngày xưa sống giản dị tu tâm.

Sau chính điện là vườn cây ăn trái mùa nào thức ấy như tô điểm thêm vẻ xanh mượt tươi mát cho ngôi chùa, cùng những ngôi mộ của những người sáng lập chùa và các sĩ phu làm cho người đếm thăm có một cảm giác đất mẹ luôn ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của những đứa con sống hết mình cho đất nước thân yêu.

Dạo một vòng khắp chùa Nam Nhã làm cho người đến thăm có cảm giác như được ngược dòng thời gian trở về quà khứ, một nơi chưa bị sự bộn bề của cuộc sống về sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng mà chỉ còn lại là một cảm giác thân thương như lúc nào cũng chờ đón sự trở về cùng sự mời gọi khi bước qua cánh cổng vào đến sân chùa. Khi vào bên trong thì bao cảm xúc tự hào về một giai đoan lịch sử, về một phong trào yêu nước, về một sự hi sinh thầm lặng nhưng ý nghĩa thật lớn lao và cao quý biết bao của những con người yêu nước theo cách riêng của họ. Và khi thực hiện hết vai trò và nhiệm vụ lịch sử của mình nhà chùa đã lui về sống thật với cuộc đời tu hành và tôn chỉ của mình. Chính vì những điều quý giá ấy mà nhà nước ta đã công nhận Chùa là di tích lịch sử cách mạng.

Vì sao nên chọn chúng tôi

8 Năm kinh nghiệm

Đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, lâu năm

Tư vấn chuyên nghiệp

Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

Cam kết chất lượng

Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

Ưu đãi giá tốt

Nhiều ưu đãi giá tốt cho khách hàng

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Top khách sạn xung quanh Chùa Nam Nhã (109)

Lavender Hotel
Lavender Hotel
Bình Thủy
8.3 Rất tốt
Soda House Cần Thơ
Soda House Cần Thơ
Bình Thủy
7.0 Tốt
CASA ECO Mekong Resort
CASA ECO Mekong Resort
Bình Thủy
7.3 Tốt
Vinpearl Can Tho Hotel
Vinpearl Can Tho Hotel
Ninh Kiều
9.1 Tuyệt vời
 

Điểm du lịch ở gần Chùa Nam Nhã (13)

Nhà cổ vườn lan Bình Thủy

Nhà cổ vườn lan Bình Thủy

Bình Thủy - Cần Thơ - Việt nam
 

Xem thêm về Cần Thơ