logo-dulich24

Tư vấn du lịch Thái Nguyên

Tư vấn du lịch Thái Nguyên
 
 

Tư vấn du lịch Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Đông Bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía Bắc
 

GIỚI THIỆU DU LỊCH THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên đón bạn với những triền chè Tân Cương xanh ngát, Hồ Cốc hoang sơ, thác 7 tầng hùng vĩ….Những địa điểm vui chơi, cách di chuyển hay chỗ lưu trú đểu sẽ được liệt kê qua những kinh nghiệm dưới đây.

www.lamsao.com
Du lịch Thái Nguyên

DI CHUYỂN ĐI LẠI Ở THÁI NGUYÊN

Phần di chuyển sẽ bắt đầu từ Hà Nội, những bạn ở tỉnh khác có thể tham khảo thông tin thêm ở các bến xe, ga tàu hay đại lý vé máy bay địa phương.

Bằng phương tiện công cộng

Bạn có thể mua vé xe khách tuyế Hà Nội – Thái Nguyên tại bến xe Giáp Bát hay đặt vé ở các hãng xe danh tiếng như Thanh Thúy, Thanh Hà… Giá vé xa dao động từ 80.000 – 150.000 đồng tùy chất lượng xe.

Bằng phương tiện cá nhân

Thái Nguyên cách sân bay Nội Bài khoảng 50km, quãng đường khá ngắn cho một chuyến phượt trong ngày hay lang thang cuối tuần.

Có hai cung đường từ Hà Nội đến Thái Nguyên, một là của xe khách, một là từ sân bay Nội Bài, qua cái trạm thu phí, rẽ phải theo đường cao tốc đi Bắc Ninh, đi khoảng 8km thì rẽ phải đầu tiên, rồi rẽ trái đi là đến Thái Nguyên.

NÊN DU LỊCH THÁI NGUYÊN VÀO THỜI GIAN NÀO

Bạn có thể đến Thái Nguyên vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu muốn tham gia lễ hội thì phải lên lịch trình trùng với thời gian diễn ra lễ hội. 

Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Kinh nghiệm du lịch bụi Thái Nguyên
Thác bảy tầng Khuôn Tát

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở THÁI NGUYÊN

1. Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc là tên một hồ nước ngọt nhân tạo tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thái Nguyên. Không những thế nó còn được gắn với huyền thoại về chuyện tình nàng Công và chàng Cốc. Hồ Núi Cốc được nhắc đến nhiều khi mà năm du lịch Quốc gia 2007 được tổ chức ở Thái Nguyên


Hồ núi Cốc

2. Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa

Hiện nay, ATK còn nhiều di tích về nơi ở và làm việc của Bác như nền nhà, hầm làm việc, cây râm bụt Bác trồng, phiến đá Bác thường nằm nghỉ trưa... ATK là nơi ghi lại nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày 6/12/1953, tại đồi Tỉn Keo, Bộ Chính trị BCH TW đã họp thông qua kế hoạch tác chiến - tấn công chiến lược Ðông Xuân 1953- 1954 để làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ lẫy lừng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc. Nhiều sắc lệnh quan trọng của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ký ban hành tại đây, trong đó có luật về nghĩa vụ quân sự, sắc lệnh tổng động viên... về giảm tô và cải cách ruộng đất... Thủ đô ATK cũng là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước ta thời ấy.


Cây đa Tân Trào

3. Đền Đuổm

Rất dễ dàng nhận ra đền Đuổm vì nằm ngay trên đường quốc lộ 3 đi qua huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Ngôi đền đã nhuốm màu thời gian, phủ rêu xanh nằm dựa mình dưới chân một dãy núi đá này là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong tỉnh. Với du khách từ phương xa tới, ngôi đền được biết đến nhờ vẻ đẹp cổ kính và phong cảnh quanh các kiến trúc.


Đền Đuổm

4. Đền thờ Đội Cấn

Đền thờ nằm trên đồi lịch sử Đội Cấn tại trung tâm thành phố Thái Nguyên, thuộc phố Phủ Liễn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, do nhân dân Thái Nguyên dựng lên trước Cách mạng tháng Tám thờ Đội Cấn, lãnh tụ Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên và các nghĩa quân của ông. Trong kháng chiến chống Pháp, ngôi đền bị san phẳng, năm 2002 đã được tỉnh Thái Nguyên trùng tu xây dựng.


Đền thờ Đội Cấn

5. Hội Hích

Hội đền Hích là lễ hội vui xuân của dân tộc Sán Dìu và dân tộc Nùng cư trú tại đây. Lễ hội có dâng hương tưởng niệm đức Thánh Trần, lễ mẫu Liễu Hạnh, mẫu Tứ Phủ. Trò chơi ném còn, đấu cờ, hát lượn, hát then của các dân tộc Tày, Nùng, hát giao duyên nam, nữ, các điệu tình ca Sli (Nùng) và Xoọng Cô (Sán Dìu).


Đền Hích

6. Chùa Đông Cao

Chùa thường được gọi là chùa Đông Cao, chùa Cao, tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Từ Hà Nội đến địa phận tỉnh Thái Nguyên, đi 16km nữa thì đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Ngôi chùa ngày nay do Sư cụ Thích Đàm Hinh tổ chức xây cất vào ngày 17 tháng 5 năm 1992, hoàn thành ngày 21 tháng 7 năm 1992.


Chùa Đông Cao

7. Bảo tàng văn hóa lịch sử các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng được xây dựng vào năm 1960 trên một khuôn viên rộng, có nhiều cây cổ thụ. Bảo tàng đã trưng bày, giới thiệu nhiều hiện vật là di sản văn hoá truyền thống của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Bảo tàng có tổng diện tích khoảng 39.000m2 với hơn 3.000m2 sử dụng cho khu trưng bày, kho bảo quản hiện vật và các hoạt động khác. Hiện nay, Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 đơn vị tài liệu hiện vật gốc quý hiếm thuộc di sản văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam. Hệ thống trưng bày gồm 6 phòng, mỗi phòng sử dụng gần 2.000 đồ vật gồm các đơn vị hiện vật gốc, ảnh và tài liệu khoa học bổ trợ.


Bảo tàng văn hóa lịch sử các dân tộc Việt Nam

8. Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà

Sở dĩ núi mang tên Phượng Hoàng vì theo huyền thoại ngày xưa trên núi có một đôi chim phượng hoàng sống rất hạnh phúc và chúng đã sinh được hai quả trứng. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi cho chim mẹ nằm ấp trứng. Một ngày kia mải theo đàn chim mái mới, chim bố đã quên nhiệm vụ và không trở về. Rồi một hôm chợt nhận ra, nó quay trở về nhưng chim vợ đã hoá đá. Quá ân hận, chim bố nằm ở ngọn núi đối diện ngóng sang để mong người vợ trở lại trạng thái bình thường, nhưng đợi mãi nó cũng hoá đá, Từ đó núi mang tên Phượng Hoàng.


Suối Mỏ Gà

ĂN GÌ? Ở ĐÂU?

Trà Thái Nguyên

 Đặc sản hàng đầu của Thái Nguyên phải nói ngay đến là trà, bởi nước trà Thái đượm đà vị chát dịu, để lại dư vị ngọt ngào và thoảng hương thơm mùi cốm, khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ còn nhớ mãi.

Xôi thập cẩm 

Cũng giống như nhiều dân tộc khác, thường ngày, người Dao ở Thái Nguyên ăn cơm tẻ, những lúc gia đình có công việc: Lễ tết, vào nhà mới, nhờ anh em cấy giúp hoặc vào vụ thu hoạch lúa, ngô người Dao thường sử dụng xôi. Món xôi của người Dao được nấu khá cầu kỳ. Ngoài xôi trắng, người Dao còn sử dụng các loại lá cây để đồ xôi nhiều màu hay còn gọi là xôi thập cẩm.

Bánh Cooc mò của người Tày, Nùng

Trong các món bánh của người Tày Nùng ở Thái Nguyên, bánh cooc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng riêng biệt.

Tiếng Tày coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Gọi thế vì bánh có hình chóp nhọn, trông giống sừng bò. Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh cooc mò được làm từ loại nếp ngon nhất mà bà con vùng núi cao trồng trên nương nên hương vị của bánh rất  ngon, thơm, vị ngọt, dẻo, có thể ăn no mà không thấy ngán.

Bánh Ngải của người Tày

Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào Tết Thanh minh, đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

Để làm bánh ngải, người Tày chọn nếp nương và không được lẫn gạo tẻ. Đường để làm nhân bánh cũng phải lựa chọn rất cẩn thận, phải chọn đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn.

Bánh cuốn trứng Thái Nguyên

Nếu ai từng ăn bánh cuốn trứng vùng Cao Ngạn hẳn sẽ không quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm và trứng gà ốp lòng đào béo ngậy.

Cao Ngạn là một xã thuộc huyện Đông Hỷ, phía bắc thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km. Trên đoạn quốc lộ 1B đi qua xã miền núi Cao Ngạn, bạn hãy dừng chân vào một quán ven đường để thưởng thức hương vị bánh cuốn rất đặc trưng nơi đây

Nem chua Đại Từ

Không giống với các loại nem chua khác có thể bóc ra là ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần có một thao tác nhỏ nữa là nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được. Với thành phần gồm có: thịt nạc mông, tỏi, rượu, hạt tiêu, thính và lá ổi, mỗi chiếc nem được gói cẩn thận bằng lá chuối và có thể được đến vài ngày. Để có được những chiếc nem chất lượng, người ta chỉ dùng thịt ở 2 quả mông của con lợn. Thịt được rửa sạch và lọc kỹ, thái mỏng ngang thớ rồi trộn cùng tỏi băm nhuyễn, tiêu xay, rượu trắng và thính gạo rang thơm.

Mát lành dưa chuột nếp Phú Bình

Phú Bình là đất thuần nông nổi tiếng với gạo với gà, nhưng cũng vùng đất ấy người dân còn có thêm một thứ đặc sản giản dị nhưng quyến rũ lạ lùng, đó là dưa chuột nếp.

Ở Thái Nguyên, dưa chuột được trồng khắp các địa phương trong tỉnh, nhưng chỉ có dưa của vùng đất Phú Bình là thơm ngon nổi tiếng. Dưa chuột Phú Bình quả thon, cùi dày, nhiều nước và đặc biệt là thơm mùi nếp mới. Cắt quả dưa cứ tưởng nhà ai bỏ gạo nếp ra ngâm. Hương thơm lạ lùng khiến ai ăn lần đầu đều ngạc nhiên không thể quên. Giống dưa này đem trồng nơi khác vẫn cho quả mọng nhiều nước nhưng mùi hương thì không còn nguyên vẹn, chẳng khác giống dưa thường

Mang gì khi đến Thái Nguyên?

- Mang bất kỳ quần áo, giày dép nào bạn thích.
- Mang dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang kem chống muỗi, thuối trị côn trùng thuốc trị các bệnh thông thường.
- Mang lều, áo khoác nếu có ý định cắm trại

Các cung đường thường gặp

Hà Nội – Thái Nguyên - Tuyên Quang
Hà Nội – Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng
Hà Nội – Thái Nguyên - Lạng Sơn Hà Nội – Thái Nguyên - Vĩnh Phúc
Hà Nội – Thái Nguyên - Phú Thọ Hà Nội – Thái Nguyên - Hải Dương
 

KHÁCH SẠN Ở THÁI NGUYÊN

 

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.

 
 
 

Điểm du lịch liên quan

Hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc

Tp Thái Nguyên,Thái Nguyên, Việt Nam
Đền Đuổm

Đền Đuổm

Thái Nguyên - Thái Nguyên - Việt nam
Đền thờ Đội Cấn

Đền thờ Đội Cấn

phường Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên