logo-dulich24

Tư vấn du lịch Thái Bình

Tư vấn du lịch Thái Bình
 
 

Tư vấn du lịch Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ).Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
 

GIỚI THIỆU DU LỊCH THÁI BÌNH

Thái Bình có gần 82 lễ hội đặc sắc, 16 loại hát múa, trò chơi như: chiếu chèo "làng Khuốc", trò múa rối nước làng Nguyên Xá (Đông Hưng) và làng vườn Bách Thuận (Vũ Thư) . . . Ngoài ra còn có nhiều địa điểm tham quan thú vị đang chào đón những người thích phiêu lưu. 

Đến Thái Bình ngắm cồn biển đẹp nhất miền Bắc
Du lịch Thai Bình

DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở THÁI BÌNH

Trong bài này sẽ tính điểm xuất phát là Hà Nội, những bạn ở các tỉnh khác có thể tham khảo thông tin tại bến xe mỗi tỉnh.

Bằng phương tiện công cộng

Bạn có thể mua vé tuyến Hà Nội – Thái Bình tại bến xe Mỹ Đình hay đặt vé ở các hãng xe chất lượng cao của tuyến này như xe Thản Huệ, Hoàng Hà, Ngân Sơn… Lưu ý nên đặt luôn cả vé chiều về.

Bằng phương tiện cá nhân

Hà Nội cách Thái Bình khoảng 110km, khoảng cách vừa đủ cho một chuyến phượt trong ngày hay hành trình nhỏ nếu các bạn muốn ghé các tỉnh lân cận.

Có hai hướng di chuyển từ Hà Nội – Thái Bình như sau:

Hà Nội - QL1 đến gần Đồng Văn rẽ trái qua cầu Yên lệnh đi theo QL39 Hưng yên qua cầu Triều Dương sang Thái Bình, đường này em ít đi vì đoạn QL39 từ cầu Triều Dương đến thị xã Hưng Hà rất xấu.

Hà Nôi - QL1 đến Phủ lý rẽ trái vào QL21 đến điểm cầu vượt QL10 rẽ trái đi trên QL10 tuyến tránh TP Nam định qua cầu Tân Đệ là đến Thái Bình.

Lưu ý mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành luật an toàn đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, mắt kính. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.

NÊN DU LỊCH THÁI BÌNH VÀO THỜI GIAN NÀO

Với hia điểm nhấn là biển xanh và những đồng lúa bạt ngàn, bạn có thể đến Thái Bình bất kỳ thời điể nào trong năm. Song nếu muốn hòa mình vào một trong số 82 lễ hội lớn nhỏ tại đây, bạn cần tìm hiểu thời gian diễn ra để lên lịch tham quan cụ thể

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở THÁI BÌNH

1. Bãi biển Đồng Châu

Cách trung tâm thành phố Thái Bình chừng 30km theo đường quốc lộ 39B về hướng đông tới địa phận xã Đông Minh huyệnTiền Hải, con đường trải nhựa sẽ dẫn bạn tới một trung tâm du lịch biển nổi tiếng của Thái Bình - Bãi biển Đồng Châu. Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh, Cửa Lân, hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành.


Bãi biển Đồng Châu

2. Chùa Keo

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo. Chùa có hai tam quan, tam quan ngoài và tam quan trong. Tam quan trong của chùa vẫn còn giữ được bộ cánh cửa gỗ thế kỷ XVII, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với những rồng mẹ và rồng con chầu mặt nguyệt.


Chùa Keo

3. Làng vườn Bách Thuận

Ðến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm nhạt... Dọc hai bên đường làng là màu xanh thẫm của ngâu và màu xanh tươi của hoè. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống. Ở đây có đủ các loại hoa, quả bốn mùa: táo, ổi, roi, mận, chanh, nhãn, vải, hồng xiêm, cam, quýt, chuối, mít...


Làng vườn Bách Thuận

4. Làng chạm bạc Đồng Xâm

Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm (tên cũ là Ðường Thâm) nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang. Những ghi chép trong sách sử cho biết: làng này hình thành vào cuối thời Trần-Hồ, cách chúng ta ngày nay trên 600 năm.  Nhưng nghề chạm bạc ở đây thì mãi về sau mới xuất hiện. Làng hiện còn một am thờ và một tấm bia đá ở trong khu chùa Ðường (thôn Thượng Gia ngày nay). Ðó là một văn bia Tổ nghề (dựng năm 1689)


cham bạc Đồng Xâm

5. Hải đăng Ba Lạt

Đến thăm Hải Đăng, bạn không chỉ có cơ hội trải rộng tầm mắt của mình ngắm nhìn toàn cảnh cửa sông Ba Lạt, khám phá hành trình của các con sông ra biển và những kiểu sinh cảnh độc đáo ở cửa sông ven biển mà còn có cơ hội tìm hiểu công việc của các chiến sỹ biên phòng, cách thức hoạt động và tầm quan trọng của những con mắt thức thâu đêm của biển.


Hải đăng Ba Lạt

6. Bảo tàng Thái Bình

Được khánh thành và đưa vào phục vụ nhân dân từ năm 2003, Bảo tàng Thái Bình đang quản lý, trưng bày gần 30.000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh được chia thành những phần trưng bày chuyên đề, phong phú và sinh động. Từ cửa chính phía Nam đi vào tầng I là phòng khánh tiết trang trọng thông suốt 3 tầng với cụm Tượng đài "Bác Hồ với nhân dân Thái Bình và tình cảm của Đảng bộ nhân dân Thái Bình với Bác", hình ảnh gác chuông chùa Keo - biểu tượng văn hoá vĩnh hằng của quê hương Thái Bình cùng các biểu tượng truyền thống văn hiến và truyền thống đấu tranh của nhân dân Thái Bình qua các thời kỳ.


Bảo tàng Thái Bình

7. Nhà thờ chánh tòa Thái Bình

Vào năm 1937, khi giáo phận vừa được sinh ra từ giáo phận mẹ Bùi Chu, ngôi thánh đường xứ thị xã Thái Bình trở thành Nhà thờ Chánh Tòa của giáo phận. Đức Giám mục đại diện tông tòa tiên khởi, Jean Casado Obispo Thuận, truyền cho Cố Tây Ban Nha là Rengel Lễ, lúc bấy giờ là cha sở xứ Thái Bình, đốc công xây cất thêm phần nhà thờ từ cánh Thánh giá trở lên. Ngài cũng cho lập bàn thờ sơn son thiếp vàng, làm cho ngôi thánh đường trở nên bề thế và khang trang hơn nhiều, xứng với tầm vóc của ngôi Thánh đường Mẹ


nhà thờ chánh tòa Thái Bình

8. Làng mây đan Thái Xuyên

Thái Bình được biết đến với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, là quê hương của những vựa lúa, những hạt gạo dẻo thơm nồng... Không chỉ nổi tiếng về nông nghiệp, Thái Bình còn được biết đến với tên tuổi của nhiều làng nghề thủ công truyền thống như chạm bạc Đồng Xâm, dệt đũi Nam Cao, thêu Minh Lãng.... nhưng nổi danh nhất có lẽ là nghề đan lát mây ở Kim Bàng, Lục Nam, Lục Bắc thuộc xã Thái Xuyên.


Làng mây đan Thái Xuyên

9. Dệt đũi Nam Cao

Là một tỉnh nằm ở đồng bằng ven biển phía Nam châu thổ sông Hồng, Thái Bình được biết đến không chỉ là "vựa lúa" của miền bắc Việt Nam mà còn là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở Thái Bình như một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này. Làng nghề dệt đũi Nam Cao là một trong những làng như thế.


Dệt đũi Nam Cao

10. Làng thêu Minh Lãng

Làng nghề thêu Minh lãng thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mặc dù chỉ mới bắt đầu được hình thành ở những năm đầu thế kỷ 20 nhưng Minh Lãng nổi tiếng trong làng thêu Việt nam bởi sự năng động, sáng tạo của một làng nghề tương đối trẻ và sự bắt phá đi lên từ khó khăn. Suốt hơn một thế kỷ miệt mài theo nghề thêu, từ những bước đầu sơ khai học nghề tích luỹ kinh nghiệm, đến nay Minh Lãng đã chinh phục được những tuyệt đỉnh của nghệ thuật thêu tay truyền thống và là một trong những cánh chim đầu đàn trong làng thêu Việt Nam.


Làng thêu Minh Lãng

11. Lễ hội chùa Keo

Hàng năm, hội chùa Keo diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch, suy tôn Ðức thiền sư Không Lộ là người rất giỏi Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý. Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống.

Lễ hội chùa keo

ĂN GÌ? Ở ĐÂU?

Bánh cáy

Là một loại bánh vốn nổi tiếng ở vùng quê lúa Thái Bình. Làng Nguyễn là quê hương của loại bánh này. Bánh cáy làng Nguyễn được chọn để tiến vua vào mỗi dịp tết đến. Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp và các nguyên liệu phụ: gấc, quả dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn. Bánh cáy xắt miếng, ăn xong nên uống nước trà xanh nóng.

bánh cáy
Bánh Cáy

Canh cá Quỳnh Côi

Là món ăn dân tộc, dân dã mang hươngvị thơm ngon của vùng quê Quỳnh Côi Thái Bình. Cá sau khi được chế biến như trên được dùng làm canh với bánh đa hoặc cháo, nước dùng và gia vị chanh, ớt, mùi tầu, thì là, rau răm. Món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Sợi bánh đa dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon.Thưởng thức bát canh cá bốc hơi nghi ngút với rau rút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông

Canh cá quỳnh côi
Canh cá Quỳnh Côi 

Gỏi nhệch

Là đặc sản của vùng quê ven biển Thái Thuỵ, ngoài món hải sản nổi tiếng là cá khoai thì còn có món gỏi nhệch. Con nhệch có màu sắc và hình dáng tựa như lươn nước ngọt, chỉ có điều dài hơn một chút. Nhệch càng nhỏ càng tốt cho việc làm gỏi vì xương mềm, thịt mịn và ngọt. Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô,….

gỏi nhệch
Gỏi nhệch 

Sứa Muối 

Ở vùng quê ven biển Thái Thụy còn có món hải sản nối tiếng là sứa muối. Sứa muối được chế biến từ nhưng con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó được ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn. Nước muối sứa chua được làm từ quả cây vẹt (cây vẹt là một trong những loại cây nước lợ ven biển).Qua thời gian ngâm chua từ 3-4 tuần.Những miếng sứa ngâp được nhừ rất chua và chuyển màu thành mầu nâu đặc trưng. Đó là lúc ta có món sứa chua (sứa muối). Khi ăn, ta cắt nhỏ những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt,... Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi,...

nộm sứa
Nộm sứa 

Ổi Bo

Để nhận biết trái ổi Bo Thái Bình, thì nhìn bề ngoài, trái phải bé chừng nắm tay nhưng cầm chắc nịch, rốn quả ổi nhỏ xíu không thể lớn hơn hạt đậu. Và để có những trái ổi Bo thơm ngon, mang tinh tuý riêng của đồng đất và con người Thái Bình không nơi nào sánh được như thế, người làng Bo đã rất cẩn thận và tỷ mỉ từ khâu gieo trồng tới chăm sóc. Đất trồng ổi Bo phải là đất nguyên thổ, chua mặn, không được quá ấm, không được quá khô. Giống ổi Bo tốt thì phải được chọn lấy hạt từ cây mới bói, quả ở cành ngồng, lúc thời tiết có mưa nhiều. Kỳ công hơn là lấy bùn dưới ao đem phơi khô rồi đánh tơi trộn với phân bắc bón cho cây. Có như thế, trái ổi Bo Thái Bình mới tạo ra được những hương vị đặc trưng riêng. Tuy chỉ bé bằng cái chén nhỏ thôi, nhưng khi thưởng thức sẽ thấy được hương vị man mát, thơm giòn của trái ổi. Đầu tiên là vị chát, sau đó là vị chua dịu rồi vị ngọt.

ổi bo
Ổi Bo 

KHÁCH SẠN Ở THÁI BÌNH

 

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.