Du lịch biển của Quảng Ngãi gồm những bãi biển hoang sơ, tuyệt đẹp như Mỹ Khê, Dung Quất, Khe Hải, Minh Tân, Đức Tân, Sa Huỳnh, Lý Sơn... Trong đó, hai cái tên nổi trội là Sa Huỳnh với cái nhộn nhịp của bến cá, những cánh đồng muối trải dài, ghềnh đá Châu Me kỳ vĩ, đảo Khỉ yên bình, hai món tiến vua: mắm nhum và cua Huỳnh Đế Và đảo Lý Sơn là vẻ đẹp của đảo núi lửa, của bức vách đá nham thạch hùng vĩ hòa cùng màu xanh của bầu trời, của ruộng tỏi.
Du lịch Quảng Ngãi
Bạn có thể đến Quảng Ngãi bằng xe khách, tàu lửa từ khắp các tỉnh, còn sử dụng phương tiện di chuyển là máy bay, bạn phải nhờ đến sân bay Chu Lai của Đà Nẵng, sau đó bắt xe bus, taxi để đến Quảng Ngãi. Lưu ý tham khảo lịch trình, giá vé, địa điểm đi và đến để lên lịch trình tham quan.
Nếu quãng đường tính từ nơi xuất phát đến Quảng Ngãi dao dộng trong phạm vi dưới 300km, bạn có thể phượt bằng xe máy, xe ô tô. Ngược lại, nếu khoảng cách xa hơn, bạn nên áp dụng hình thức di chuyển bằng phương tiện công cộng (đến nơi thuê xe máy tham quan) để an toàn và "tiết kiệm" sức khỏe.
Trừ thời gian diễn ra các cơn bão (theo dõi thông tin trên các báo đài), ngoài ra, bạn có thể đến đây bất kỳ thời điểm nào.
Với địa chất, địa hình và cảnh quan nơi đây thì quả không ngoa khi nói Đảo Lý Sơn được coi chính là đảo Jeju của Việt Nam vì theo những nhà khoa học cho hay thì Đảo Lý Sơn được hình thành nhờ sự phun trào của núi lửa các đây hàng triệu năm…. Nằm cách đất liền khoảng 30 km. Hòn đảo này không chỉ nổi tiếng với nghề trồng tỏi mà còn thu hút nhiều du khách trẻ đến khám phá bỏi nó ẩn chứa một vẻ đẹp xao xuyến lòng người mà khó có nơi nào có được….
Về Trà Bồng nói đến núi Răng Cưa thì dân Cor nơi đây ai ai cũng biết. Nằm bên cạnh phía Bắc huyện Trà Mi của tỉnh Quảng Nam láng giềng, núi Răng Cưa nổi tiếng không chỉ vì độ cao mà chính là vì hình dạng độc đáo như tên gọi của nó.
Hải đăng Sa Kỳ được xây dựng vào năm 2000, nằm trên bãi đá cửa sông Sa Kỳ, thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ngọn đèn biển này có tác dụng báo vị trí cửa Sa Kỳ và khống chế bãi đá, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Ngãi, định hướng ra vào cửa Sa Kỳ.
Tuy đắp bằng đất, nhưng thành Châu Sa có quy mô đáng kể, án ngữ một vị trí khá trọng yếu ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc. Tầm nhìn chiến lược và sự khôn khéo của những người xây dựng tòa thành thể hiện ở sự kết hợp chức năng quân sự - phòng thủ với vai trò dân sự - kinh tế. Sự tập trung dân cư bên trong thành, như các phát hiện khảo cổ học cho thấy, và việc nối kết hào thành với sông rạch tự nhiên, hình thành mạng lưới đường thủy, mặc nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương tại chỗ cũng như trao đổi hàng hóa, sản vật với bên ngoài, thông qua sông Trà Khúc và cửa Đại, Cổ Lũy.
Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.
Chùa Hang là nơi thờ tự Phật và các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây huyện đảo. Theo người dân huyện đảo thì trong hang mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, là nơi dân đảo cư ngụ khi thời tiết khắc nghiệt.
Chùa nằm trong lòng núi Thới Lới
Cổ thành Quảng Ngãi kiến trúc theo kiểu vô-băng (vauban) có hình bình đồ vuông, mỗi cạnh trên 500m, tổng diện tích trên 26 ha. Mặt tiền của cổ thành quay về hướng bắc, nhìn ra kinh đô Huế. Thành lấy sông Trà Khúc làm nhược thuỷ, lấy núi Thiên Ấn làm minh đường, hai bên hữu long, tả hổ là núi Ông (Quảng Phú) và núi Đá Đen (Phú Thọ), lấy ngọn Thiên Bút làm hậu chẩm. Thành nằm giữa một vùng thiên nhiên đẹp, tạo nên sự tổng hòa cảnh quan kiến trúc ngoạn mục.
Sa huỳnh hay còn gọi là Sa Hoàng có nghĩa là cát vàng. Nơi đây là vựa muối lớn của miền Trung thuộc huyện Đức Phổ. Sa Huỳnh là bãi biển đẹp. Hàng năm, thu hút rất nhiều du khách đến đây chơi và tắm biển. Cát biển ở Sa Huỳnh không có màu trắng mà có màu hơi vàng dưới ánh nắng mặt trời trông bãi biển thật óng ánh đẹp mắt
Chùa do Thiền sư Pháp Hóa khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ XVII. Ngài tên là Lê Diệt, người Phúc Kiến, hiệu là Minh Hải Phật Bảo, sinh năm 1670, đã trụ trì chùa trong 60 năm. Bên cạnh chùa có một giếng nước sâu 21m, đường kính miệng giếng 2m, nước mát ngọt, là công trình của nhà sư. Núi cao, đá cứng, thiếu dụng cụ, nhưng ngài vẫn kiên trì đào giếng suốt bốn năm ròng. Một hôm, có vị tăng trẻ đến phát nguyện cùng đào giếng với nhà sư. Ba tháng sau, họ mới chuyển được một tảng đá chắn ngang, từ đó, mạch nước mới tuôn ra. Nhưng đó là lúc vị sư trẻ đi biệt tích. Ngài viên tịch vào năm 1754.
Đến Dung Quất bạn ngồi lên chiếc xuồng nhỏ, thả trôi lững lờ dọc ven bờ, nhìn bao quát vùng biển xanh biết mênh mông. Nổi lên giữa dòng sông là Hòn Bà, Hòn Trà, xa hơn là Hòn Ông giống như một người khổng lồ nằm ngắm bể Đông. Đến Hòn Ông, bạn có dịp quan sát tổ của loài di, cùng nghe tiếng hót của nhiều loài chim biển vang trên những mõm đá.
Quảng Ngãi có đèo Eo Gió lượn quanh như khúc ruột Miền Trung, có núi Đình Cương một thời oanh liệt, có dòng Thạch Nham trôi êm ả như dòng lụa xanh nép mình bên những cánh đồng lúa. Chính núi Ấn, sông Trà đã ban tặng cho Quảng Ngãi nhiều sản vật phong phú, những món ăn mang hồn dân tộc.
Cá bống sông Trà
“Anh đi anh nhớ quê nhà – Nhớ con con cá bống sông Trà kho tiêu”. Sông Trà là dòng sông lớn nhất ở Quảng Ngãi, phong cảnh thơ mộng và hữu tình. Cá bống Sông Trà đã được xếp hạng vào 50 loại đặc sản ở Việt Nam. Sông Trà Khúc có nhiều cát nên rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của loài cá bống, hàng năm cứ vào tháng 6 là mùa cá bống bắt đầu. Cá bống ngon nhất là kho tộ. Cá bống cát bắt về, rửa sạch, lót lá riềng dưới đáy tộ rồi cho cá vào, thêm tiêu, nêm mắm muối vừa đủ, cho lên bếp đun liu riu lửa. Cá bống ăn với cơm nóng thì ngon không gì sánh bằng.
Chim mía
Chim mía hơi giống với chim sẻ thường xuất hiện vào đầu xuân. Gọi là chim mía vì loại chim này thường làm tổ và đẻ trứng ở các bãi trồng mía. Chim mía có thể nướng, nấu cháo, hầm, rất ngon, thịt dai dai, vị ngọt đằm, không lẫn vào đâu được.
Don sông Trà
Don sinh sống dưới lớp cát dày của Sông Trà, người ta thường dùng don để nấu canh, nấu cháo hoặc đơn giản chỉ là luộc lên ăn với bánh tráng vừng. Món canh don được làm rất đơn giản. Don mùa về, rửa sạch, cho vào nồi luộc sau đó vớt ra, đãi lấy phần thịt đem xào với mỡ hành sau đó cho nước luộc don vào thêm hành tây, hành lá và một chút bánh tráng vào là có được một bánh canh don đúng vị.
Lẩu mắm Quảng Ngãi
Lẩu mắm ở Quảng Ngãi đơn giản hơn nhiều so với lẩu mắm miền Tây Nam Bộ, đơn giản chỉ cần cho mắm cá quả, cá linh vào đun với nước, thêm một số các loại gia vị cho đủ độ chua và cay. Sau đó cá tươi, rau, dọc mùng làm đồ nhúng.
Cá niêng
Cá niêng sống ở các các khe đá trong lòng những thác nước chảy mạnh thuộc vùng Ba Tơ, Quảng Ngãi, ăn rong rêu hoặc các sinh vật phù du nhỏ ở suối.
Vào những đêm trăng sáng bên dòng sông H’Rê thì những nam thanh nữ tú của dân làng H’rê thường tụ tập trò chuyện và ca hát suốt đêm. Và để thêm phần vui vẻ thì những nam thanh niên sẽ đi bắt cá niêng về nướng để mọi người cùng thưởng thức. Thường dân làng thường bắt cá vào ban đêm và bắt bằng tay. Cá sau khi bắt, để nguyên con, dùng cây xiên qua và nướng trên lửa đỏ, khi ăn phủi sạch lớp tro, tách lớp thịt trắng mềm bên trong ra chấm muối ớt sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên đối với du khách.
Ram Bắp
Ram bắp là một món ăn chay đặc biệt của người Quảng Ngãi, cách làm ram bắp gần giống với món chả giò Hà Nội nhưng thay thịt bằng hạt bắp nếp. Bắp nếp phải chọn loại bắp non (vẫn còn sữa bắp), sau đó tách hạt, cho vào cỗi giã nhuyễn, trộn đều hành tím, tiêu, tỏi, hành lá hoặc hẹ cắt mỏng, cuốn vào bánh tráng rồi cho chiên ngập dầu. Ram bắp ăn bùi bùi, béo béo, ngậy ngậy và thơm vị ngô non.
Rong bìm bìm
Rong bìm bìm bìm là một món ăn vô cùng độc đáo mà chỉ mình đảo Lý Sơn mới có. Rong bìm bìm thường mọc ở những gành đá và chỉ khi thủy triều rút mới hái về được. Rong bìm bìm bỉm chỉ nấu được hai món là rong xào và rong trộn (gỏi dong). Rong biển sau khi hái về, rửa sạch rêu, ngâm nước cho giảm độ mặn rồi trùng qua nước sôi rồi đẻ ráo nước trộn đều với lạc rang giã vỡ hạt, rau diếp cá, húng, thêm chanh, mắm, đường và ớt cho vừa ăn rồi trộn đều. Món rong biển bìm bìm ăn rất mát, giúp thanh nhiệt giải độc và làm đẹp da.
Cua Huỳnh Đế
Cua Huỳnh Đế là một món ăn nổi tiếng của Quảng Ngãi, sống ở vùng biển Lý Sơn. Gọi là cua Huỳnh Đế là bởi đây là loại cua tiến vua và được mệnh danh là “vua của các loài cua”. Cua Huỳnh Đế chỉ có 6 cẳng, cua có mai dày, phần thân dưới thì hơi giống con bề bề. Đây là loại cua rất hiếm vì ít xuất hiện, kén môi trường sống và chậm lớn. Khi ăn, người ta hay hấp Cua Huỳnh Đế mà không cho thêm bất kỳ gia vị nào (vỏ dày nên khó ngấm gia vị).
Quế Trà Bồng
Đã từ lâu, Quế Trà Bồng là một món đặc sản nức tiếng trong và ngoài nước. Quế Trà Bồng được trồng ở vùng núi Quảng Ngãi, quế cho vỏ thơm nống, cay dùng để là gia vị hoặc thuốc. Thân cây quế có thể chế tác thành những món đồ thủ công, mỹ nghệ.
- Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.
- Mang theo bikini, khăn tắm lớn,v áy maxi để đi biển.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.
- Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu
- Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.
Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Quảng Nam
Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Bình Định
Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Kon Tum
Khách sạn Petro Sông Trà
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.