Lào Cai là khu du lịch trọng tâm của miền Bắc với những thắng cảnh Sa Pa thị trấn trong mây, chợ tình quyến rũ, đỉnh Phan Xi Păng và Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai Hà Khẩu. Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên, đặc sản và là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.
Du lịch Lào Cai
Xe giường nằm giá từ 230.000 – 280.000VND/vé/chiều, xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, Lương Yên hoặc Gia Lâm (Hà Nội) lên thẳng Sa Pa sau 8 – 9 tiếng.
- Hải Vân: ĐT: 0203.872.606
- Hà Sơn: ĐT: 04 66.62.62.62
- Hưng Thành: ĐT: 0989.294.294
- VietBus: ĐT: 043-627.27.27
Mỗi hãng có nhiều chuyến đi Sa Pa, chuyến sớm nhất từ 17h00.
Lưu ý: Ưu điểm của đi ô tô là đến thẳng thị trấn Sa Pa chứ không phải dừng lại trạm nào cả, xe cũng chạy chuyến đêm tương tự như tàu hỏa. Tuy nhiên đi bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Ngoài ra, đường lên Lào Cai, Sa Pa khá nhiều đèo dốc gập ghềnh.
Nếu đi nhóm đông người, các bạn có thể thuê 1 chiếc ô tô khách riêng, xe sẽ đưa các bạn đến khách sạn cũng như các địa điểm tham quan theo yêu cầu.
Tại Hà Nội có rất nhiều hãng cung cấp dịch vụ cho thuê xe du lịch như:
- Thuexe.net: ĐT: 04 66.80.85.87
- Tuấn Linh: ĐT: 04-22.16.80.07
Phí thuê xe có rất nhiều mức, tùy vào kích cỡ xe và thời gian đi. Chẳng hạn một chuyến đi Sa Pa 3 ngày phí thuê xe 12 – 16 chỉ là 6.300.000VND, đã bao gồm lương lái xe, nhiên liệu và phí cầu đường.
Tàu hỏa có nhiều loại ghế như ghế mềm, giường nằm điều hòa… Tàu chạy lúc 9 hoặc 10 giờ tối đến nơi vào sáng sớm hôm sau.
Tàu nhanh (tàu du lịch): SP1, SP2, SP3, SP4, SP5, SP6, SP7, SP8.
Tàu chậm: LC1, LC2, LC3, LC4.
Tàu tăng cường (chỉ chạy dịp cao điểm): LC5, LC6, LC7, LC8, LC9, LC10.
(Tàu lẻ chạy chiều Hà Nội – Lào Cai, tàu chẵn chạy chiều Lào Cai – Hà Nội.)
Tàu ngồi:
- Ngồi cứng khoảng 150.000 VND/Chiều/Khách
- Ngồi mềm khoảng 280.000 VND/Chiều/Khách
Tàu nằm:
- Khoang 6 người từ khoảng 480.000 VND/Khách/Chiều
- Tàu nằm khoang 4 người từ khoảng 560.000 VND/Khách/Chiều
- Tàu nằm khoang 2 người cao cấp khoảng 3.200.000 VND/Khoang/Chiều.
Giá trẻ em:
Dưới 5 tuổi được miễn phí. Trẻ em từ 5 – 9 tuổi: Phải mua vé trẻ em với giá vé bằng 50% giá vé quy định cho người lớn áp dụng chỉ đối với vé ngồi. Để sử dụng riêng một giường ngủ thì phải mua vé nằm với giá vé bằng tiền vé nằm của người lớn.
Địa chỉ ga Hà Nội: 120 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm. ĐT: 0.43.9423697.
Địa chỉ ga Lào Cai: Đường Yên Khánh, P. Phố Mới, thị xã Lào Cai, ĐT: 020 3830093
- Sa Pa là điểm du lịch hút khách vì vậy có tình trạng các đại lý vé tàu và công ty du lịch “ôm” hầu hết các chỗ ngồi đẹp, đặc biệt là vào cuối tuần và mua cao điểm, khách tự mua tại ga thường chỉ mua được ghế cứng. Để có chỗ ngồi ưng ý trên tàu, bạn có thể đặt qua trung gian (đại lý vé tàu và công ty du lịch), phí thường là 8 – 10%.
- Vé tàu từ Hà Nội lên Lào Cai mua dễ, nhưng để mua vé từ Lào Cai về Hà Nội khó mua hơn, tốt nhất nên chuẩn bị trước.
Bạn có thể tham khảo Tàu Victoria Express: Hà Nội – Lào Cai
Victoria Express là tàu du lịch hạng sang với các toa giường nằm và cabin riêng tư chỉ có 2 giường. Trên tàu có toa nhà hàng, quầy bar, bếp đầy đủ tiện nghi.
- Tàu hướng Hà Nội – Sa Pa chạy thứ 2, 4, 6, 7, mỗi ngày một chuyến. Khởi hành 21h50, đến nơi lúc 6h00.
- Tàu hướng Sa Pa – Hà Nội chạy th 3, 5, 6, 7, mỗi ngày 1 chuyến. Khởi hành: 21h00, đến nơi lúc 5h30.
- Giá vé tàu Victoria dao động từ 1.800.000 VND/khách/chiều hoặc từ 2.375.000 VND/khách/2 chiều.
- Bạn có thể đặt vé tàu Victoria thông qua các công ty du lịch có tour đi Sa Pa hoặc các đại lý vé tàu lớn như:
- website: vetaudulich.com. ĐT: 04 39960199
- Buffalo Tours: ĐT: 04 3828 0702. Địa chỉ: 94 Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời điểm tốt nhất để đến Lào Cai là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Vào thời điểm này thời tiết khá ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh. Vào tháng 4 – 5, Sapa tràn ngập trong sắc hoa đua nở và những cánh đồng xanh mướt. Lào Cai vào cuối tháng 8, trong tháng 9 các ruộng bậc thang rất đẹp hoặc đi vào sau Tết âm lịch để ngắm hoa đào Sapa.
Vào mùa đông khỏang từ tháng 12 đến tháng 2 trời trở nên rất lạnh, nhất là ở phía đông bắc khi về đêm. Nhưng bù lại bạn sẽ được ngắm cảnh bình minh trên thung lũng cao vào buổi sáng sớm. Đặc biệt trong những năm gần đây trên Sapa (Lào Cai) thường xuất hiện băng tuyết và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nếu đên đây trong dịp này chắc chắn bạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng khá lãng mạn.
Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km so với Hà Nội. Là một thị trấn vùng cao, Sa Pa không chỉ nổi tiếng là một khu nghỉ mát thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, mà nơi đây còn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên. Phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, cùng với những nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi này, tất cả tạo nên bức tranh hài hòa, quyến rũ và thơ mộng của đất trời vùng Tây Bắc Tổ quốc.
Phan Xi Păng hay Phan Si Phăng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam được hình thành vào thời kỳ tân tiến tạo[cần chú thích], kỷ Phấn Trắng - Đại Trung Sinh, cách ngày nay trên 100 triệu năm. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
Đến với làng văn hóa Tả Chải, du khách được đắm mình trong phong cảnh thiên nhiên kỳ vỹ, giữa những dãy núi đồi đan xen là dòng suối trong vắt ngày đêm uốn mình lượn qua những cánh rừng nguyên sinh, tạo nên bức tranh quê quyến rũ.
Hơn chục năm qua, Sa Pa được du khách năm châu tìm đến với sự yêu mến và thích thú, thưởng thức những cảnh đẹp nguyên sơ nhưng không kém phần mỹ miều như đỉnh Phan Xi Păng quanh năm mây phủ, núi Hàm Rồng, bãi Đá Cổ, Thác Bạc - Cổng Trời là những kỳ quan ẩn chứa những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó có khu du lịch sinh thái ATI được mệnh danh “Thung lũng hoa hồng” đang trở thành một điểm dừng chân lý thú của du khách trong và ngoài nước.
Ẩn hiện trong sương mù Sapa là một tu viện cổ kính, đẹp nguy nga, huyền bí, được người Pháp xây vào cuối thế kỷ XVIII, dấu ấn kiến trúc của người Pháp còn lại vẹn toàn nhất. Bất cứ ai nhìn thấy nó đều ngạc nhiên vì thời kỳ đó đã có một công trình vừa đồ sộ vừa cầu kỳ một cách lạ thường.
Lên xứ Mường không gì thích bằng phóng xe máy trên những cung đường đèo dốc quanh co lưng chừng núi, khám phá sự hùng vĩ của núi non. Bên sườn núi non, nắng dịu dàng trên những thảm ngô vàng rực. Cái rét se se ngọt ngào mơn man da thịt. Sau giấc ngủ đêm, Mường Khương như sơn nữ vẫn còn mơ màng, nũng nịu trong chiếc chăn bồng bềnh sương trắng. Ấy vậy mà khi mặt trời lên, phía đông ửng hồng, cả thị trấn miền sơn cước cứ dần hiện ra trong màn sương như ở xứ sở thần tiên.
Con đường vào chợ khá hiểm hóc với nhiều đoạn đèo dốc nhưng cũng luôn được nhiều du khách yêu thích với những vạt ruộng bậc thang trải dài bên những quả đồi vòng quanh. Dù không phải mùa lúa chín để thấy được hình ảnh những cánh đồng vàng óng nhưng chúng tôi vẫn có thể tưởng tượng ra một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc như nhiều bức họa hay văn thơ đã từng mô tả.
Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau, vì vậy người ta có thể gọi đây là động Cốc San hoặc thác Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ.
Bản Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. Đến bản Tả Phìn, bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh…
Chợ Sa Pa là một hoạt động kinh tế văn hóa rất độc đáo, đây là nơi trao đổi mua bán nhiều loại hàng hóa, sản phẩm địa phương, đồng thời là dịp cho bà con vùng cao đi chợ phiên và thanh niên nam nữ các dân tộc hẹn hò gặp gỡ, ca hát giao duyên để tìm hiểu bạn đời qua khúc hát tỏ tình, qua tiếng sáo, tiếng khèn, đàn môi...
Theo tương truyền, thủa hồng hoang, có đôi rồng đang mải mê quấn quýt bên nhau trong khi cơn hồng thuỷ đang ào ạt dâng sóng mà vẫn không hay. Đến khi choàng tỉnh, hốt hoảng rời nhau, rồi quẫy mình lên, nhưng không kịp. Tức thì mỗi con rời ra một nơi. Đến bây giờ rồng nàng tuy hoá đá, nhưng bản năng sinh tồn còn mãnh liệt vẫn cố ngước nhìn theo rồng chàng bên phía Hoàng Liên phía tây
Ở các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta, đâu cũng thấy cây mận, mận Lào Cai, Lạng Sơn có màu hồng đỏ, mận Bắc Hà có vỏ màu xanh, mỗi loại mận đều có hương vị riêng và sắc màu khác nhau, song giống mận ngon nhất, đẹp mã nhất vẫn là giống mận trồng ở đất Bắc Hà.
Nấm chân chim
Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ - là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này.
Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến, người Nùng Dín lại mổ lợn đón Xuân. Dù lợn to hay bé, mỗi nhà cũng phải chuẩn bị thịt để chế biến nhiều món ăn trong ngày tết. Ngoài món thịt làm nhân bánh thì người Nùng Dín còn làm món thịt gừng (tiếng Nùng Dín gọi là Nứtsinh). Món ăn này rất bình dị, chế biến đơn giản nhưng có hương vị riêng, từ lâu là thức ăn quen thuộc của dân tộc này.
Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích, Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Các suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tự ca mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống... Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đen rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.
Lợn Mường cắp nách
Khách vào bản mua lợn, cứ ra ven rừng đuổi bắt được chú nào thì lấy chú ấy. Con to con bé đều bằng giá nhau, thế mới lạ chứ! Chủ nhà thủng thẳng: Lần sau khách vào nhà thì con bé đã thành con to rồi mà, to bé có khác gì nhau (!)...
Truyền thuyết người Dao truyền tụng rằng rượu San Lùng là rượu của trời, của các đấng thiêntinh. Các vị Bồ Tát thường phái Tiên sa xuống núi Pò Sèn (ở Bản Xèo - bát Xát) lấy rượu về. Ấy là khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng nùi Pò Sèn ngược lên trời. Người Dao đỏ gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là 'tam long' và địa danh ấy là San Lùng. Là vùng đất có rồng thiêng, nên đồng bào đến ở lập thành làng bản và sinh sống bằng nghề làm nương nấu rượu. Rượu San lùng là loại rượu quý chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.
Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích.
Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống... Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.
Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào... đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.
Đến với Sa Pa, bạn sẽ thấy các loại rau thơm ở đây mang hương vị rất riêng, có loại rau chua, ngọt và cay như: rau húng tía, rau dấp cá, rau tía tô xanh hoặc tím nồng, rau răm cay, rau mùi, kinh giới, rau mì chính, rau bạc hà... đậm đà làm mát chân răng, đó còn là những món thuốc.
Bánh ngô “Páu pó cừ”
Bánh ngô được làm vào tháng 4 tháng 5 âm lịch. Đây là loại bánh được làm bằng nguyên liệu là bột ngô non. Khi hạt ngô vẫn còn sữa, họ băm nhỏ cả bắp, cho vào cối đá xay “bie zủ” (bie - cối; zủ - xay). Khi xay ngô không được cho thêm nước. Sau khi xay xong, cho ngô vào tầu lá chuối rồi đặt vào thùng gỗ, cho lên chảo để xôi. Khi xôi chín thì nắm thành từng gói bọc bằng lá chuối. Hương vị của bánh khi làm xong thơm mùi ngô non, ăn rất ngọt và dẻo.
Bánh ngô dùng để ăn chơi hoặc mang đi nương. Khi ăn, dùng tay bốc, không dùng bát đũa. Bánh ngô có thể để được trong vòng 2 ngày. Trong trường hợp muốn để cả tuần phải buộc kín vào lá chuối rồi thả vào thùng nước để ngâm. Khi ăn họ có thể xôi lại cho nóng.
Bánh đao Páu cò
Từ tháng 6 đến tháng 10, một số dân tộc ở Sa Pa thường làm bánh đao. Nguyên liệu để làm bánh bao gồm đao và gạo nếp được xay thành nước bột. Sau đó, đem nước bột lọc qua khăn cho vừa khô bột bọc bên trong. Tỷ lệ của đao 2 phần, bột nếp 1 phần. Sau đó đến công đoạn nặn bột thành những nắm bằng chiếc chén, gói vào lá chuối, buộc lại rồi cũng xôi như bánh ngô.
Bánh làm xong có hương thơm của gạo nếp và đao, khi ăn sẽ có vị thơm mát, dẻo như chiếc bánh dợm người Kinh vẫn làm. Bánh đao bảo quản nơi khô ráo có thể để hàng chục ngày mà không thiu.
Bánh dầy làm từ gạo nếp. Gạo nếp được ngâm với nước lã khoảng 2 giờ đồng hồ rồi đổ ra giá để róc hết nước rồi cho vào chõ xôi. Xôi chín, cho vào cối giã. Khi giã, thỉnh thoảng lại bôi mỡ vào chầy cho khỏi dính. Khi xôi đã nát nhừ, nặn thành từng viên và có thể ăn ngay.
Bánh dầy có thể để được 1 tuần. Nếu muốn để được lâu hơn (2-3 tháng) thì làm cho bánh dẹt ra và lấy bột nếp khô rắc ra ngoài làm áo cho bánh. Khi nào dùng bánh có thể xôi lại hoặc cho vào rán, bánh lại dẻo và thơm như lúc mới làm.
Bánh dầy có thể chấm đường ăn ngay hoặc rán mỡ. Bánh có vị thơm đặc trưng của gạo nếp và rất dẻo.
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
Hạt đậu tương xay cùng nước, lọc qua một lớp vải để bỏ bã. Người Mông cho nước đã được lọc vào chảo đun sôi rồi đổ nước chua cho đậu kết tủa. Sau đó ép đậu như công đoạn làm đậu bình thường. Sau đó thái từng miếng bằng bao diêm để vào mẹt để trong mát khoảng 1 tuần cho lên men và mốc đều. Hàng ngày đem ra phơi khô rồi thả vào muối ớt để ăn hoặc cho vào đun. Khi ăn ta thấy có vị đắng, chát, thơm.
Đậu xị có thể để được hàng năm. Đó là món ăn kích thích tốt cho sự tiêu hoá.
Măng chua “chua cau”
Măng vầu mới nhú được 25 - 30cm, mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, không cho dính vào nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum. Sau 20 - 30 ngày, măng sẽ chua. Lấy măng chua nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi nấu, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều.
Măng để kín trong chum có thể bảo quản được đến một năm.
Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt trâu, bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 - 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ. Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng... Thịt có mùi thơm và bùi.
Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.
Người Mông thường bắt những con nhái ở suối đem về chế biến thức ăn. Họ cho rằng, nhái sống ở suối rất sạch. Sau khi rửa sạch nhái, cho muối vào xóc qua, rửa lại bằng nước lã rồi cho lên bếp luộc. Khi nhái gần chín, cho rau rừng vào, thêm một chút muối, ớt và các gia vị khác. Canh nhái ăn mát, bổ.
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.