Ngoài những địa danh trong câu thơ: “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, bạn không nên bỏ qua những cửa khẩu nổi tiếng, chợ biên giới hay đỉnh Mẫu Sơn.
Du lịch Lạng Sơn
- Từ Hà Nội, phương tiện di chuyển dễ dàng nhất đến Lạng Sơn là ôtô khách, rất nhiều chuyến. Tùy từng loại xe mà có giá cả khác nhau, dao động từ 100 -170k. Bạn có thể đến bến xe Lương Yên hoặc Gia Lâm, Mỹ Đình để bắt xe đi Lạng Sơn. Đến nơi có thể lựa chọn xe buýt, xe ôm, taxi để đi tham quan.
- Theo kinh nghiệm của dân du lịch bụi, đi tàu hỏa sẽ nhìn thấy nhiều cảnh đẹp hơn. Nên tham khảo giá vé, thời gian xuất phát để tiết kiệm thời gian di chuyển.
- Hiện nay đường cao tốc lên đó rất đẹp và bằng phẳng, bạn cũng có thể "phượt" bằng xe máy, thích hợp cho chuyến dạo chơi 2 ngày cuối tuần. Tuy nhiên, bạn nhớ lưu ý mang đầy đủ giấy tờ xe, chú ý đúng làn đường và đúng tốc độ quy định. Nên mang theo điện thoại có chức năng google map để chỉ dẫn.
- Bạn lưu ý mang hộ chiếu nếu muốn tham quan hay qua cửa khẩu.
Bạn có thể đến Lạng Sơn bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng nếu thích ngắm tuyết hay cảm nhận cái lạnh nên đến vào mùa đông (Mẫu Sơn).
Gần 100 năm trước, người Pháp đã phát hiện ra Mẫu Sơn như một viên ngọc được giấu kín giữa rừng già và biến đỉnh núi linh thiêng này thành khu du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng. Xuất phát từ thành phố Lạng Sơn đi 15km rẽ theo quốc lộ 4B hướng Lạng Sơn – Lộc Bình đến ngã ba Mẫu Sơn, từ đây du khách sẽ phải chinh phục đoạn đường lên núi dài 15km gian nan và khó khăn với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục, những tay lái cừ khôi nhất cũng chỉ dám đi với tốc độ 15 – 20 km/h.
Tân Thanh (Việt Nam) – Pò Chài (Trung Quốc). Đây là một trong 4 cửa khẩu chính của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (cùng với cửa khẩu Hữu Nghị, Cốc Nam và Chi Ma), mang về nguồn thu ngân sách khổng lồ hàng năm (năm 2009 đạt 1.953 tỷ đồng và năm 2010 là 2.511 tỷ đồng).
Thung lũng Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội 160km về phía Bắc, ở độ cao từ 500-1200m so với mực nước biển. Về phía Bắc, thung lũng Bắc Sơn giáp huyện Bình Gia, phía đông là Văn Quán, phía nam giáp Hữu Lũng, phía tây giáp với tỉnh Thái Nguyên
Là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ. Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân
Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê - Trịnh.
Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa.Đền Kỳ Cùng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hiện là nơi thu hút rất đông đảo bà con khách thập phương đến tham quan du lịch và cúng lễ.
Đến Lạng Sơn mà không đi chợ thì chưa biết Lạng Sơn. Đó là câu cửa miệng của nhiều người trong cuộc “rong chơi” đến vùng biên cực kỳ hấp dẫn này. Một trong những lựa chọn của rất nhiều du khách đấy là chợ Đông Kinh, Trung tâm thương mại lớn nhất ở thành phố Lạng Sơn.
Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thơ là: "Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu". Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục.
Với quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm hiếu, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của Thăng Long xưa kia trước những cuộc viễn trinh của quân xâm lược phương Bắc. Ải Chi Lăng - vùng đất địa linh nhân kiệt và rực rỡ chiến công ở miền biên ải phía Bắc của Tổ quốc. Với địa thế hiểm yếu ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang
Trên đỉnh núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Từ xưa, tảng đá hình người đã được gắn với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận Phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Vì thế nên người đời cững gọi tảng đá là nàng Tô Thị. Nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Nhị, Tam Thanh, truyền thuyết về Nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam thiên nhiên đã tạo ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ chồng trên đỉnh núi cao như một biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Kiến trúc nhà thờ được kết hợp bởi kiểu nhà sàn các dân tộc Miền núi phía Bắc và bộ mái cong kiểu cung đình Việt Nam. Có diện tích chiều ngang 30m và sâu 25m cả hành lang, có ba lối để lên sàn nhà thờ, nhà thờ có hai mái bộ xếp lên nhau khoảng cách bằng một bức tranh kính mầu, mái trên tượng trưng cho Trời, mái dưới tượng trưng cho Con Người, sàn móng vuông tượng trưng cho Đất, theo quan niệm Thiên, Địa, Nhân, Hoà, nghĩa là con người được hoà giải với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô qua Mầu Nhiệm Thập giá.
Nếu có dịp đến Lạng Sơn, tỉnh vùng núi Đông Bắc với những ngọn núi hùng vĩ và những con đèo ngoạn mục, ngoài những món ăn đặc sản nổi tiếng, du khách đừng quên thưởng thức những món quà vặt tiêu biểu cho nền ẩm thực phong phú nơi đây.
Người Cao Bằng gọi những tháng cuối năm từ 11 đến tháng 2 hằng năm là "mùa bánh áp chao" bởi cứ vào độ này là hương thơm của bánh áp chao lại lan tỏa khắp nơi. Đây là loại bánh với vỏ được chế biến từ gạo nếp và gạo tẻ giòn thơm như bánh rán và ẩn bên trong nhân bánh chính là vịt chao nổi tiếng của người Lạng Sơn. Buổi tối thu se lạnh, đi dạo trên đường phố xứ Lạng bạn sẽ dễ dàng bắt gặp món ăn dân dã này. Trong cái gió mát của vùng cao, quây quần bên bè bạn, nhấp môi chút rượu Mẫu Sơn, nhấm nháp cái vị đậm đà của món áp chao, xuýt xoa trước cái cay cay của gừng, của ớt mới cảm nhận được hết cái thú ẩm thực xứ Lạng.
Khi ăn, bạn sẽ thấy rõ vị giòn thơm của vỏ bánh quyện cùng vị đậm đà của thịt vịt, của mắm chua ngọt, ăn kèm rau sống ăn mãi không thấy ngán. Ảnh: Anh Tú
Phở chua gồm bánh phở, khoai lang thái chỉ chiên giòn, xúng xàng, gan lợn, thịt gà xé, hành phi, lạc rang, dưa chuột, lạp sườn... Phần nước dùng hay được gọi là nước lèo vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp thịt trước khi quay. Khi ăn trộn lượng nước dùng vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó, vì có tính hàn nên món ăn được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè.
Bạn có thể tìm ăn món này trên đường Lê Lai, Bắc Sơn, Nhị Thanh… với giá 25.000 – 30.000 đồng. Ảnh: Hiền Trang
Bánh cuốn là món ăn được thực khách ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng khi ở xứ Lạng. Nét đặc biệt riêng khác của món ăn nằm trong phần nhân bánh, thay bằng nhân thịt mộc nhĩ, nhân bánh chỉ bao gồm trứng gà. Khi có khách tới ăn, người chủ quán nhanh tay múc bột láng thật mỏng trên mặt nồi, bánh vừa chín tới, người ta liền giở nắp vung ra đập vào quả trứng gà, thịt nạc băm nhuyễn xào với hành, đậy nắp lại chừng 30 giây sau đó dùng một chiếc đũa tre dẹp khéo léo lật từng góc mép bánh cuộn lại vuông vắn ôm ấp lấy nhân trứng bên trong.
Điều thú vị hơn là khi ăn bánh người dùng phải đưa miếng bánh vào miệng khéo léo để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng hòa lẫn với vị béo béo ngậy ngậy, mặn ngọt của nước thịt kho mới thấy hết được sự tinh tế trong ẩm thực của vùng quê này.
Những chiếc bánh vừa mới hấp, mới cuốn, khói còn nghi ngút phải ăn ngay thì mới cảm nhận được hết vị ngon của bánh cuốn trứng. Đến thành phố Lạng Sơn, bạn có thể tìm ăn ở phố Ngô Gia Tự, Nguyễn Du, Ngô Quyền…
Nguyên liệu chính để làm món bánh cao sằng là gạo tẻ, nhân bánh làm bằng thịt lợn băm nhỏ và hành khô xào lên. Sau khi bột và nhân được làm xong sẽ được đổ vào khuôn, dàn đều cho mỏng và đem hấp cách thủy cho chín, khi bánh gần chín thì rưới nước thịt kho nuớc dừa đặc lên trên để tạo vị béo ngậy, quyện với mùi hành phi vô cùng hấp dẫn. Dùng dao sắc, cắt bánh thành hình chữ nhật khoảng cỡ bao diêm rồi rắc thêm chút lạc rang giã giập.
Điều đặc biệt là người Lạng Sơn ăn bánh kèm nước canh hầm từ xương heo, đặc biệt là xương ống thật kỹ, vớt hết bọt, rồi thêm hành hoa và mùi tàu thái nhỏ. Những đĩa bánh dành cho thực khách thường không quá hai miếng và nửa bát nuớc chấm. Khi ăn đổ ngập nuớc chấm vào bánh thì sẽ ngon hơn.
Bánh cao sằng ở thành phố Lạng Sơn từng nổi tiếng một thời, được người Hoa ưa chuộng. Nó có mặt nhiều nhất ở thành phố và các huyện lân cận nơi có nhiều người dân tộc Nùng sinh sống, thường dùng để ăn sáng, ăn vặt. Ảnh: Dương Khuyên.
Phở vịt quay Lạng Sơn hấp dẫn người ăn bởi cũng là phở nhưng món ăn có phần lạ miệng hơn khi thay bò, gà truyền thống bằng miếng vịt quay thơm lừng. Khi thưởng thức một bát phở vịt, nếu không quen và cảm thấy hơi ngấy, bạn hãy dùng thêm một vài lát măng muối chua. Mùi thơm của thịt vịt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sự hấp dẫn và thương hiệu đặc biệt trong lòng du khách thập phương.
Thịt vịt mềm, đậm đà các gia vị tẩm ướp hòa quyện với những sợi bánh phở mỏng và hành lá tạo nên hương vị đặc biệt cho món ăn. Giá cho một bát phở vịt quay từ 30.000 - 35.000 đồng tùy quán. Ảnh: An Thy.
Đến Lạng Sơn mà không đi chợ thì chưa biết Lạng Sơn. Bạn có thể thỏa sức mua sắm với giá rẻ bất ngờ vì nơi đây có những ngôi chợ rất sầm uất, hàng hóa phong phú.
Ba chợ được giới thiệu trong cẩm nang du lịch của khách là chợ Đông Kinh, chợ đêm Kỳ Lừa và chợ biên giới Tân Thanh. Ở đây người ta bày bán đủ thứ với giá rẻ mà bạn cũng không thể ngờ đến.
Chợ Đông Kinh nằm ngay trung tâm thành phố. Bạn có thể mua các hàng điện máy có giá "bèo" đến bất ngờ từ chiếc rađio, điện thoại, quạt máy đủ loại, tivi nhỏ... Chợ đêm Kỳ Lừa nằm ngay trong lòng phố, bao quanh có khá nhiều khách sạn cho nên du khách ở đây rất tấp nập. Người ta bán hàng hóa từ sáng đến tối, người bán hàng ít mời chào khách và không níu kéo, hàng hóa chủ yếu là quần áo và mùng mền và đồ gia dụng.
Tuy nhiên khi đi các chợ này phải lưu ý là phải mặc cả rất mạnh miệng, người bán hét giá có khi gấp 5 lần giá thực. Vì vậy bạn đừng rụt rè khi trả giá.
Lạng Sơn có các đặc sản có thể mua làm quà như: măng muối ớt, măng chua, vịt, lợn quay lá móc mật, bánh Cao Sằng, bánh bí đỏ, bánh lạc, na Đồng Bành, táo mèo...
- Bất kỳ trang phục nào bạn thích song nên mang giày, dép trệt để tiện di chuyển.
- Mang đồ chống nắng và dụng cụ đi mưa tùy theo mùa.
- Mang hộ chiếu nếu muốn tham quan hay qua cửa khẩu.
- Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản.
Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn – Bắc Kạn
Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn – Quảng Ninh
Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn – Bắc Giang
Sài Gòn/Hà Nội – Lạng Sơn – Thái Nguyên
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.