logo-dulich24

Tư vấn du lịch Hưng Yên

Tư vấn du lịch Hưng Yên
 
 

Tư vấn du lịch Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
 

GIỚI THIỆU DU LỊCH HƯNG YÊN

Rong chơi ở vựa lúa lớn nhất Bắc bộ, tham quan đệ nhị danh thắng miền Bắc hay tham gia các lễ hội lớn gắn với sông Hồng... những hoạt động này hẳn sẽ làm bạn khó quên Hưng Yên.


Du lịch Hưng Yên

DI CHUYỂN ĐI LẠI Ở HƯNG YÊN

Phần di chuyển chỉ nói từ điểm bắt đầu là Hà Nội. Các bạn ở miền Trung, miền Nam xem đây như điểm trung chuyển. Riêng những bạn ở các tỉnh phía Bắc có thể tìm hiểu lịch trình đi Hưng Yên ở các bến xe hay hãng xe uy tín tại mỗi tỉnh.

Bằng phương tiện công cộng

Bạn có thể bắt tuyến xe bus Hà Nội – Hưng Yên tại bến xe Lương Yên. Thời gian hoạt động từ 5h – 22h, tần suất hoạt động là 20 phút/chuyến.

Bằng phương tiện cá nhân

Thành phố Hưng Yên cách Hà Nội 64km, khoảng cách khá ngắn cho một chuyến phượt bằng xe ô tô hay xe máy nên bạn hoàn toàn có thể lên lịch cho một chuyến tham quan trong ngày hay cuối tuần.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang đầy đủ giấy tờ xe, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Mang kính, bao tay, khẩu trang để tiện đi đường, trang bị điện thoại có chức năng google map để dễ di chuyển.

Từ tháng 4 – tháng 10, Hưng Yên bước vào mùa mưa, với lượng nước chiếm 70% lượng nước hàng năm nên bạn cần hạn chế đến trong thời điểm này. Còn những tháng khác, Hưng Yên khá đẹp và có nhiều lễ hội như lễ hội đền Hóa Dạ, lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch, Đền Đa Hòa... để bạn tham gia, chiêm bái.

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở HƯNG YÊN

1. Phố Hiến

Rong chơi ở vựa lúa lớn nhất Bắc bộ, tham quan đệ nhị danh thắng miền Bắc hay tham gia các lễ hội lớn gắn với sông Hồng... những hoạt động này hẳn sẽ làm bạn khó quên Hưng Yên. Với hơn 200 năm, thành lập và phát triển, Hưng Yên được xếp vào danh sách những tỉnh trẻ của Bắc bộ. Tuy vậy, nơi đây lại được đánh giá khá cao về bề dày văn hóa, lịch sử và sự phát triển vượt bậc của công nghiệp những năm gần đây.


Phố Hiến

2. Đền Mẫu

Theo “Đại Nam nhất thống chí” Đền Mẫu xây dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279). Trải qua các triều đại, Đền đều được trùng tu. Năm Thành Thái thứ 8 (1896), Đền Mẫu được trùng tu lớn có quy mô như ngày nay. Nghi môn của Đền được xây dựng khá đẹp, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, cửa xây vòm cuốn, có một cửa chính và hai cửa phụ. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện: “Dương Thiên Hậu - Tống Triều” và bức chữ Hán: “Thiên Hạ mẫu nghi” (Người mẹ sáng suốt trong thiên hạ).

Đền Mẫu - một công trình kiến trúc thuần Việt
Đền Mẫu

3. Chùa Hiến

Chùa được xây dựng giữa khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt. Trước mặt là cửa sông mênh mông đêm ngày ầm ì sóng vỗ, xung quanh là làng mạc, phố phường sầm uất . Chùa được bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc. Giữa gian tam bảo là pho tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi có 8 đôi tay bố trí đăng đối đầu đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung . Mặt tượng trang nghiêm thanh thản , áo rủ nhiều nếp mềm mại đức phật độ trì cho các thuyền buôn đi biển được thuận buồm xuôi gió.

Chùa được xây dựng giữa khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt
Chùa Hiến

4. Đền Chử Đồng Tử

Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, được coi là ngôi đền chính, nằm bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó, ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời.


Đền Chử Đồng Tử

5. Văn miếu Xích Đằng

Nằm giáp con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, thuộc thành phố Hưng Yên, văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là văn miếu Hưng Yên, là một di tích quan trọng trong quần thể cụm di tích Phố Hiến. Văn miếu được xây dựng vào năm 1832, trải qua gần 400 năm tồn tại và ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, văn miếu đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của người dân mảnh đất “Nhất kinh kì, nhì Phố Hiến”.


Văn miếu Xích Đằng

6. Chùa Chuông

Chùa thường gọi là chùa Chuông, tọa lạc ở xóm Chùa, thôn Nhân Dục, xã Hiến Nam, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XV và đã được trùng tu nhiều lần. Tương truyền có một năm nước lụt mênh mông, có một quả chuông ở trên bè gỗ trôi dạt về thôn. Chuông có tiếng kêu to, ngân xa nên được gọi là “chuông vàng” và chùa từ đó được gọi là chùa Chuông.

​Non bộ ở sân giữa chùa
Chùa Chuông

7. Đền Ghềnh

Đền Ghềnh có tên khác là Thiên Quang linh từ; gọi là đền Ghềnh vì trước cửa đền có một ghềnh nước lớn. Theo năm tháng, dòng chảy biến động, con ghềnh mất đi và chỉ còn lại dấu tích nơi tên đền. Để tránh nhà Nguyễn phát hiện, trả thù, tượng Ngọc Hân công chúa được thờ kín bên trong sau sáu lớp thờ thần thánh khác... Hai bên ngoài hậu cung có tượng Tứ Vị thánh chầu. Ngoài ra còn có tượng các quan Hoàng Bơ, Hoàng Bảng, Hoàng Mười, tượng năm vị Tôn Ông, tứ phủ Thánh Cậu, hai hầu Cô, ba thờ quan Thanh tra.

Đền Ghềnh
Đền Ghềnh

8. Làng Nôm

Làng Nôm – ngôi làng Việt cổ còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ, cảnh quan thiên nhiên và phong tục tập quán vẫn mang đậm dấu ấn của một làng Việt cổ với quần thể di tích bao gồm những ngôi nhà cổ, chợ Nôm, cầu Nôm cùng các ngôi từ đường cổ của 7 dòng họ lớn trong làng.


Làng Nôm

9. Chùa Viên Giác

Chùa được dựng vào thời Lý, khoảng năm 1115. Đây là một trong 72 ngôi đền, chùa do Lê Hậu lập nhằm giải oan cho 72 cung nữ đời Vua Lý Thánh Tông. Chùa bị sụp đổ năm 1954. Chùa còn để lại một số di vật thời Lý, thời Trần như cột đá, sấu đá và đặc biệt là tượng sư tử. Tượng là thành phần của một phiến đá rất lớn dài 2,8m, rộng 1,5m, cao 0,9m được dùng làm bệ cho một pho tượng (nay không còn). Người ta chỉ chạm, gọt 2 đầu của phiến đá, biến thành phần đầu và phần sau của một linh thú, người địa phương gọi đó là “Ông Sấm”. 


Bệ tượng sư tử đội tòa sen trong chùa

10. Làng hương xạ Cao Thôn

Làm hương xạ là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay ở Cao Thôn - xã Bảo Khê - TP Hưng Yên. Hưng Yên xưa có một số làng chuyên làm hương, nay chỉ còn hai nơi duy trì nghề này: thôn Hạ - xã Trai Trang - huyện Yên Mỹ chuyên làm hương đen nhưng nay quy mô bị thu hẹp do không có thị trường; thôn Cao (quen gọi là Cao Thôn) xã Bảo Khê thị xã Hưng Yên chuyên làm hương xạ. Hương xạ Cao Thôn nổi tiếng xưa nay được mọi miền ưa chuộng và đã được các đại lý lớn xuất khẩu sang một số nước láng giềng. 


Làng ương xạ Cao Thôn

11. Chùa Thái Lạc

Chùa thường gọi là chùa Thái Lạc, tọa lạc ở thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được khởi dựng từ đời Trần, đầu thế kỷ XIV. Ngôi chùa hiện nay được xây theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”, đã được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần ở các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX. Bàn thờ ở thượng điện có bốn pho tượng các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, là các vị thần trong hệ thống Tứ Pháp, gốc ở vùng Dâu (Bắc Ninh).


Chùa Thái Lạc

12. Chùa Mễ Sở

Chùa thường gọi là chùa Mễ Sở, tọa lạc ở thôn Mễ Sở, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê và đã được trùng tu nhiều lần. Ngôi chùa hiện nay có tôn trí pho tượng Bồ tát Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn (bằng gỗ), phần tượng cao 2,80m, bệ cao 0,53m. Đại hồng chung ở chùa cao 0,95m, đúc vào năm 1822


Chùa Mễ Sở

ĂN GÌ? Ở ĐÂU?

Hưng Yên, một địa danh nổi tiếng nằm ở trung tâm đồng bằng sông hồng với nhiều đặc sản như nhãn lồng hưng yên, gà đông tảo hưng yên, tương bần hưng yên, bánh giày làng giàu,… . Trong những ngày cận tết Giáp Ngọ 2014 này chúng ta cùng tìm hiểu về một số đặc sản nổi tiếng ở hưng yên để khi có dịp về nơi đây có thể tìm và thưởng thức những đặc sản thơm ngon này. 

1. Nhãn lồng hưng yên

Nhãn lồng hưng yên

Khi nhắc tới Hưng Yên là người ta thường nghĩ ngay tới Nhãn lồng Hưng Yên. Tuy được trồng ở nhiều nơi trên đất nước nhưng bén duyên với mảnh đất Hưng Yên và được coi là sản vật quý. Loại nhãn cho quả sai trĩu, khi chín cho hương thơm lan tỏa khắp đất trời. Dơi, chim chóc từ mọi nơi bay đến ăn nhãn. Chính vì vậy nên người ta phải đan lồng tre để bảo vệ, xua đuổi không cho sản vật này.

Nhãn lồng được trồng nhiều nhất từ khu Xích Đằng – Lam Sơn đến xuống tận cửa sông Luộc. Nhãn lồng Hưng Yên là loại quả có vỏ gai, dày và vàng sậm. Cùi nhãn lồng dày xếp hình dẻ quạt, khô mọng căng nước và hạt nhỏ. Có vị thơm ngọt sắc sảo như đường phèn. Nhãn ra hoa vào mùa xuân, quả chín đúng vụ vào tháng sáu âm lịch. Vào thời gian này hễ ai có về Hưng Yên cũng không thể quên mang một ít nhãn để thưởng thức và làm quà.

Từ thời xa xưa, nhãn lồng được trồng ở Kinh kỳ Phố Hiến , và được trồng ngay trong Đình Hiến, và đã được dựng bia ghi danh. Giống nhãn lồng Hưng Yên đã từ lâu đã có tiếng là thơm ngon nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng vì vậy mà còn được gọi là “nhãn tiến vua”.

2. Gà đông tảo hưng yên

gà đông tảo hưng yên

Chỉ còn vài ngày nữa là tới tết nguyên đán Nhâm Ngọ chào xuân 2014, trên báo chi lại rộ lên những tin tức vềgà đông tảo hưng yên có giá cao tới vài chục triệu đồng. Và đây là một đặc sản nổi tiếng cả nước có nguồn gốc ở Hưng Yên.

Gà đông tảo hay còn gọi là gà tiến vua, nổi tiếng từ xưa cho tới nay là giống gà quý, được làm cống vật tiến vua và cho đến hiện hay giống gà này đặc biệt là gà đông tảo thuần chủng được rất nhiều người săn lùng mua về cúng lễ trong dịp tết với mong muốn mang lại nhiều may mắn.

3. Tương bần hưng yên

tương bần hưng yên

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”

Một câu thơ khắc nghi trong hàng triệu người Việt Nam để nói về một đặc sản mang tên Tương Bần. Tương bần được làm ở thôn Bần (thế nên được gọi tương bần), xã Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 25km. Đây là làng nghề làm tương nổi tiếng đã có từ lâu đời. Nó là thứ nước chấm ngon không thể thiếu khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, chấm rau muống, cà muối, thịt luộc… vào những ngày hè nóng nực. Tương còn dùng để chế biến nhiều món ăn như tóp kho tương, kho cá… hay rim đậu, thịt cho những ngày mùa đông se lạnh. Tương bần được rất nhiều người dân ở khắp mọi nơi trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM … học hỏi và làm theo tuy nhiên chỉ có tương bần tại nơi đây do chính con người thôn Bân làm ra với bí quyết tổ truyền mới có vị thơm ngon đặc sánh. Hễ các bạn có dịp ghé qua Hưng Yên xin chớ quên mang về cho mình một lọ tương bần, chắc chắn bạn sẽ không hối hận vì đã thưởng thức nó đâu.

4. Bánh giày làng giàu

Bánh giày làng giàu

Tiếp theo, mời các bạn về với xã Cửu Cao – Văn Giang nơi có món bánh dày làng Gàu  đã được xếp ngang với rượu Trương Xá, tương Bần, góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hóa ẩm thực của đất Hưng Yên. Từ cây lúa hạt gạo, người làng Gàu đã sáng tạo ra loại bánh dày có nhân ngon nổi tiếng trên cơ sở của chiếc bánh dày thời Lang Liêu đời Hùng Vương.

Từ gạo nếp cái hoa vàng, được vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín, nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát.
Điểm đặc biệt để làm được món bánh giày làng Giàu ngon là gạo nếp phải được gieo trồng trên đồng ruộng làng Gàu, ngâm nước giếng làng Gàu, và được chính tay khéo léo của các cô gái làng Gàu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon. Sắc thái văn hoá bản địa ở đây không hề trộn lẫn. Nhìn những chồng bánh dày trắng trẻo xếp đầy trong thúng, dưới nền lá chuối xanh, người ta liên tưởng đến sự hoá thân màu nhiệm của hạt gạo hiến dâng cho đời một món ăn của hương đồng gió nội.

5. Chả gà tiểu quan

chả gà tiểu quan hưng yên

Nhìn đĩa chà gà tiểu quan màu sắc hấp dẫn, mùi thơm cuốn hút thật không thể kìm được. Những ít ai biết được rằng để có được món chả ngon, người Tiểu Quan phải kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn gà. Gà thịt để làm chả phải là loại gà trống tơ nặng khoảng 1,2-1,5 kg, chưa thiến và chưa đạp mái. Gà làm sạch, chọn chỗ thịt nạc nhất, bỏ hết gân xương rồi thái miếng nhỏ con chì, sau đó cho vào cối giã như giã giò lụa truyền thống. Khi thịt gần nhuyễn thì trộn thêm lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, bột canh, hạt tiêu, gừng và một chút mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp.

Không phải chỉ cần cho thị vào cối và cứ thế là giã mà giã thịt gà cũng là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo và công phu, phải giơ chày thật cao, nhát chày chắc nịch và đặc biệt là không được để cho thịt bắn ra ngoài cối. Giã xong, chọn chiếc mo cau mới rụng, cắt thành từng miếng vuông nhỏ rồi phết thịt vừa giã lên để nướng. Việc phết thịt cũng đòi hỏi người làm phải thật khéo léo bởi vì nếu thịt phết quá mỏng thì sẽ bị chảy xệ xuống bếp than khi nướng, nếu phết dày quá thì khi ăn chả sẽ không ngon bởi thịt sẽ không chín đều.

6. Ếch om phượng tường

Chúng ta đã cùng thưởng thức qua món gà đông tảo hưng yên, chả gà tiểu quan nhưng cũng không thể không nói đến món ếch om phường tường – một cái tên đã “ngon” từ cách gọi.

Đi thì nhớ vợ nhớ con
Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường

Hai câu thơ trên đã nói lên phần nào về mức độ hấp dẫn của món ếch om Phượng Tường đến nỗi có thể so sánh với nỗi nhớ vợ nhớ con. Không ai biết những câu thơ có tự bao giờ chỉ biết rằng những người già ở làng Phượng Tường ( huyện Tiên Lữ – Hưng Yên) cũng không nhớ nổi câu ca này có từ bao giờ, mà chỉ biết rằng từ khi biết đi bắt những chú “gà đồng” này và chế biến chúng thì đã được nghe. Điều đó càng minh chứng cho truyền thống lâu đời của món ăn dân dã này.

KHÁCH SẠN Ở HƯNG YÊN

Khách sạn Thái Dương
Khách sạn Thái Dương

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.

 
 
 

Điểm du lịch liên quan

Phố Hiến

Phố Hiến

Hưng Yên - Hưng Yên - Việt nam
Đền Mẫu

Đền Mẫu

di tích Đền Mẫu, phường Quang Trung, Thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng
Chùa Hiến

Chùa Hiến

Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Văn miếu Xích Đằng

Văn miếu Xích Đằng

Hưng Yên - Hưng Yên - Việt nam
Chùa Chuông

Chùa Chuông

xóm Chùa, thôn Nhân Dục, xã Hiến Nam, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Đền Chử Đồng Tử

Đền Chử Đồng Tử

Khoái Châu - Hưng Yên - Việt nam
Làng Nôm

Làng Nôm

Văn Lâm - Hưng Yên - Việt nam