Ngoài những hang động, những ngọn núi hùng vĩ, các ngôi chùa linh thiêng... Hà Nam còn được biết đến với làng Vũ Đại trong Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
Du lịch Hà Nam
Ngoài vẻ đẹp gần như không thay đổi theo thời gian, Hà Nam còn quyến rũ du khách với hàng loạt lễ hội rải rác ở các tháng. Vì thế, bạn có thể đến Hà Nam vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bên cạnh đó, muốn tham gia lễ hội nào, bạn có thể tra cứu thông tin về ngày, giờ, địa điểm để có lịch trình tham quan thích hợp.
Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo.
Làng Ðọi Tam, xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nghề làm trống từ rất lâu đời (tương truyền khoảng hơn 1000 năm với vị tổ nghề là Nguyễn Ðức Năng và Nguyễn Ðức Bản. Truyền thuyết kể rằng năm 986, được tin vua Lê Ðại Hành sửa soạn về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em cụ Năng và cụ Bản đã tự tay làm một cái trống to để đón vua. Tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai ông được dân làng tôn là Trạng Sấm.
Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và kèo chạm khắc tinh vi nhưng luôn vắng khách một cách bí ẩn.
Vào ngày chính hội, phần lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội có các trò đánh cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điếm… Thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất là tục thi đấu cờ tướng.
Lễ hội Lảnh Giang kéo dài từ ngày 23/7 đến hết ngày 26/7 dương lịch. Trong những ngày lễ hội có các trò chơi dân gian và thi đấu thể thao, đặc biệt người dự lễ hội có thể thưởng thức những bức tranh trên thân thể người do các hoạ sĩ đương đại vẽ để phục vụ diễn xướng hầu thánh vào ban đêm. Mỗi ngày có khoảng 16 người được vẽ lên mình các hoa văn này.
Chùa được khởi dựng từ thời Lý. Theo sách Tự điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), vào năm 1118, Vua Lý Nhân Tông dừng xem cảnh đẹp nơi đây, ý muốn dựng chùa và đặt tên núi là Long Đọi. Gần 3 năm sau, chùa và tháp hoàn thành với quy mô to lớn và tráng lệ. Tháp mang tên Sùng Thiện Diên Linh, cao 13 tầng, mở 40 cửa gió, tầng trên đặt hộp xá-lợi nạm vàng, tầng dưới cùng đặt tượng Phật Đa Bảo. Vua đã mở hội khánh thành vào tháng 4 năm 1122, thổi cơm chay đãi khách đói, cấp tiền giúp cho dân nghèo và dựng bia do Triều liệt Hình Bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật soạn.
Đền Trần Thương như tên gọi đã ghi rõ (Trần Thương: kho của nhà Trần) được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm biệt lập ở phía đầu làng, trên nền cũ kho lương thực đời Trần trong cuộc sống chống quân xâm lược lần thứ hai. Đền Trần Thương ở thôn Trần Thương, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam.
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh lỵ của tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 duy nhất của tỉnh Hà Nam. Thành phố này nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sông Châu Giangvà sông Nhuệ
Tổng diện tích khu du lịch là 1042 ha, trong đó hồ có diện tích 720ha, khu vực hồ Tam Chúc đang được tiến hành lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra khu du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần bao gồm các sản phẩm du lịch chính là: Du lịch trên hồ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, thể thao và vui chơi giải trí
Liễu Đôi là một mảnh đất giàu truyền thống thượng võ. Ở đây có hội vật nổi tiếng, thu hút các đồ vật gần xa đến tham dự đua tài. Người dân Liễu Đôi lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của hội vật và cả những truyền thuyết liên quan đến vật võ và hội vật võ mà di tích còn in dấu đậm đặc trên mảnh đất này.
Nằm về phía Tây Bắc huyện Thanh Liêm bên bờ sông Đáy, Kiện Khê là thị trấn thứ hai của huyện Thanh Liêm (Thanh Lưu là thị trấn huyện lỵ), nơi một thời được biết đến với ngôi thánh đường Sở Kiện nổi tiếng mà từ những năm 1860 - 1924 đã từng là nơi đặt Tòa Giám mục của giáo phận Tây Đàng ngoài và là thủ phủ đầu tiên của Giáo hội Công giáo được xây dựng kiên cố trên miền Bắc
Bằng tài năng được hun đúc, cộng với tấm lòng yêu nghề, yêu nghệ thuật, những người thợ gốm Quế đang ngày càng làm ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và tốt hơn để phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ những bộ ấm chén uống trà, các sản phẩm gốm đất nung đa dạng của làng Quế như chậu trồng hoa, bình đựng, các loại chum, vại, tượng… đã có mặt ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Đài Loan, Đan Mạch, Nhật, Mỹ, Hung-ga-ri…
Bánh cuốn vốn là thức bánh quen thuộc của người dân Hà Thành, nhưng không giống bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn làng Kênh Nam Định…bánh cuốn Phủ Lý có hương vị rất riêng, gần gũi với ẩm thực Hà Nội, nhẹ nhàng mà tinh tế.
Bánh cuốn Phủ Lý thường ăn kèm với chả nướng. Để làm nên những miếng chả thơm ngậy, người ta tẩm ướp thịt với gia vị rồi xiên vào que tre trên than hồng chứ không nướng đại trà trong vỉ sắt. Món ăn tuyệt ngon khi thêm vài giọt tinh dầu cà cuống.
Bún cá rô đồng Hà Nam cuốn hút người ăn nhờ lớp thịt vàng ruộm xen lẫn màu xanh của rau cải, vị ngọt thơm của nước dùng… Sự cầu kỳ của món ăn thể hiện khi các đầu bếp chọn cá rô đồng “chính hiệu” của vùng quê chiêm trũng chứ không phải cá rô phi, cá rô lai được bán đại trà trong các chợ.
Ở Hà Nam, cáy có nhiều ở các vùng nước lợ như Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng… thế nhưng nghề làm mắm cáy phát triển mạnh nhất ở huyện Bình Lục. Mắm cáy được chế biến công phu. Những con cáy nhỏ được lột yếm, bóc trắng, giã cho thật nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Sự cầu kỳ của món ăn đòi hỏi người dân phải phơi đủ nắng, đủ sương sao cho thật ngấu mới đem dùng.
Bún được sử dụng phổ biến song để có được sợi bún trắng trong, dẻo dai, săn sợi mà không hề nhờ tới chất tẩy trắng, bảo quản phải kể tới bún làng Tái Kênh, Hà Nam. Làm bún được xem là nghề truyền thống của làng thuần nông này. Trong các gia đình, hầu như thành viên nào cũng có thể tham gia vào các công đoạn làm bún.
Cá kho là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình song cá kho Hà Nam tạo được thương hiệu riêng nhờ khâu chế biến cầu kỳ cùng hương vị hấp dẫn. Nguyên liệu được chọn làm món ăn thường là cá trắm đen, làm sạch rồi đặt vào niêu đất. Dưới niêu được lót lớp riềng nhằm tránh cá bị cháy khi kho suốt 10 – 12 giờ. Cá kho đúng điệu khi khúc cá có màu nâu sậm, thịt mềm, xương tan… ăn không phải bỏ đi chút nào.
Rượu làng Vọc thơm nức mùi hương gạo, có vị đậm đà, ngọt lịm mà không say. Rượu Vọc ngon như vậy bởi không chỉ được làm bằng men ta gồm 36 vị thuốc Bắc nấu với gạo nếp, mà còn nhờ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước cùng kỹ thuật nấu rượu cổ truyền.
Nổi tiếng là đặc sản tiến vua, chuối ngự vùng chiêm không giống như chuối ngự trâu quả to, ăn nhạt. Buồng chuối khá nhỏ nhưng rất đẹp, quả căng tròn, vàng óng, cuống xanh, đầu ruồi có 3 chiếc tua cong đẹp mắt. Khi ăn, chuối có vị ngọt, hương thơm, càng ăn càng thấy ngon./.
Khách sạn Hòa Bình
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.