Gia Lai là một tỉnh nổi tiếng ở Tây Nguyên với những cánh đồng Cafe và hương vị Cafe truyền thống. Còn nói tới Du lịch Gia Lai mọi người thường nhắc tới Biển Hồ Gia Lai đẹp, thác Chín tầng, và nhiều lễ hội mang đậm chất văn hóa Tây Nguyên như : Lễ Hội Đâm Trâu, Lễ Bỏ Mạ. Thành phố trung tâm của Gia Lai là Pleiku, mọi người thường tới Pleiku để nghỉ ngơi và từ đây đi thăm quan du lịch khắp tỉnh Gia Lai.
Du lịch Gia Lai
Sân bay Pleiku cũng có các tuyến bay tới Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh của VietnamAirlines, nhưng giá các chuyến bay này cao hơn so với những chuyến bay đến các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên như Buôn Ma Thuột hay Đà Lạt. Giá 1 chiều Hà Nội – Pleiku trung bình khoảng 1tr8-2tr5. Bay từ TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì rẻ hơn khoảng 200-500k/ chiều. Chuyến bay Hà Nội/ TP Hồ Chí Minh – Pleiku ngày nào cũng có 01 chuyến nhưng Đà Nẵng – Pleiku thì không có chuyến vào Thứ 2 và Thứ 4. Hiện chuyến Đà Nẵng – Pleiku đang có khuyến mại khoảng 800k/chiều.
Sân bay Pleiku chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km, nên sau khi đến sân bay các bạn dễ dàng bắt taxi để đi vào trung tâm thành phố, taxi chạy theo đồng hồ tính giờ, chứ không chạy trọn gói như ở các sân bay xa thành phố như sân bay Nội Bài, sân bay Đà Lạt, Nha Trang…
- Xe Quân Trung: Hà Nội – Gia Lai, từ Giáp Bát 8h30-14h, từ bến xe Đức Long lúc 9h-14h. SĐT: 04 38616605 – 059 2240818 – 0915 119872.
– Xe Hồng Hải: Hà Nội – Gia Lai, từ Giáp Bát 8h30-14h. SĐT: 0987 008800 – 0957 857155.
– Xe Việt Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 7h30 – 14h. SĐT: 059 3883591.
– Xe Thuận Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 14h45. SĐT: 059 3718889 – 0906 597773.
– Xe Đak Pơ: An Khê – H Nội, xuất phát lúc 7h. SĐT: 059 3533458.
– Xe Long Vân: Phúc Thắng – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát ở Đức Cơ lúc 8h. SĐT: 059 2242724 – 0913 479224.
– Xe Kbang: Kbang – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát từ Kbang lúc 8h. SĐT: 059 2217123 – 0982 317047.
- Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, 8h30-20h30. SĐT: 0511 3683212.
– Xe Hồng Hải: Vinh – Gia Lai, 8h30-14h. SĐT: 0957 857119.
– Xe Mai Linh: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát 20h45.
– Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 19h45.
– Xe Thuận Tiến: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 21h.
– Xe Thuận Thảo: Tuy Hòa – Gia Lai, xuất phát lúc 6h30 từ Tuy Hòa, 13h30 từ Gia Lai. SĐT: 057 3820303 – 0914 140483.
– Xe Liên Hưng: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 18h30.
– Xe Mai Linh: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 7h.
– Xe Hoài Phương: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 16h.
- Xe Cô Hai: TP HCM – Ayun Pa – Krong Pa, từ TP HCM lúc 18h30 – 19h, từ Krong Pa lúc 16h30. SĐT: 08 39242264 – 0913 144108 – 059 3852781.
– Xe Nam Phong: TP HCM – Kbang, xuất phát các ngày lẻ âm lịch từ TP HCM lúc 17h, xuất phát các ngày chẵn âm lịch từ Kbang lúc 16h. SĐT: 059 3834376 – 0905 034376.
– Xe Việt Tân Phát: TP HCM – Gia Lai, từ TP HCM lúc 8h – 16h30 – 19h30, từ Gia Lai lúc 17h – 19h30. TP HCM – Kbang, từ TP HCM lúc 17h30, từ Kbang lúc 15h30. TP HCM – An Khê, từ TP HCM lúc 16h30-19h, từ An Khê lúc 16h30-18h45. TP HCM – Chư Sê, từ TP HCM lúc 16h30-19h30, từ Chư Sê lúc 17h30-20h. TP HCM – Đak Đoa, từ TPHCM lúc 16h30-19h30, từ Đak Đoa lúc 17h30-19h30. SĐT: 08 35118888 – 0907 222777.
– Xe Phú Hưng: TP HCM – An Khê, từ TP HCM lúc 18h, từ An Khê lúc 17h. SĐT: 0913 406570 – 059 3532777.
– Xe Thuận Hưng: TP HCM – Gia Lai, từ TPHCM lúc 19h30-20h-20h15. SĐT: 08 39033066 – 0935 272878 – 059 3715785.
– Xe Tứ Loan: TP HCM – Gia Lai – Chư Sê, từ TP HCM lúc 19h30. SĐT: 059 6500339 – 0983 042727.
– Xe Bảo Thịnh: TP HCM – Pleiku, liên hệ SĐT 0905 103255 để biết giờ xe chạy.
– Xe Hoa Châu: An Khê – Quy Nhơn – TP HCM, liên hệ SĐT 08 22174749 – 059 2477777 để biết giờ xe chạy.
Để di chuyển trong thành phố Pleiku và ra các khu vực lân cận, các bạn có thể lựa chọn đi taxi, thuê ô tô (nếu đi nhóm lớn), thuê xe máy hoặc đi xe bus.
Từ thành phố Pleiku các bạn có thể đi xe bus sang các huyện khác
– Pleiku – An Khê
– Pleiku – Kon Tum
– Pleiku – Ia Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Puh, Chư Prong
Giá vé xe bus từ 10-35k tùy tuyến, bắt xe tại các trạm xe bus trên đường Trần Phú và Hùng Vương.
Ở Pleiku có một vài hãng taxi như:
– Mai Linh: 059 3717979
– Hùng Nhân: 059 3717171
– Huy Hoàng: 059 3757575
– Phú Quý: 059 3872777
– Tre Xanh: 059 3716666
Các hãng taxi đều có giá gần như nhau, không chênh lệch nhiều và taxi đỗ nhiều ở khu vực trung tâm, các bạn có thể gọi ngay mà không cần gọi điện thoại tới hãng. Khi đi tới những khu vực xa thành phố các bạn nên hỏi trước thông tin, thỏa thuận về giá cả, các loại phí nếu có với tài xế. Nên hỏi thông tin trước ở hãng xe để tránh bị tính nhiều loại phí hơn mức quy định.
Nếu các bạn đi một nhóm lớn các bạn nên thuê xe ô tô để di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đối với ô tô, tốt nhất, các bạn hỏi thuê ngay tại khách sạn mình ở. Hầu hết các khách sạn đều có liên kết với một công ty cho thuê xe du lịch và họ sẽ phục vụ bạn một cách nhiệt tình. Các khách sạn ở Pleiku thường đều có dịch vụ cho thuê xe máy, giá khoảng 150-200k/ngày tùy loại xe, xăng tự đổ. Theo cá nhân mình giá thuê xe máy ở đây khá đắt so với một vài thành phố du lịch khác. Dịch vụ thuê xe máy ở Pleiku cũng phổ biến nên dân du lịch bụi thường đến Pleiku và thuê xe máy di chuyển sang các huyện, các tỉnh lân cận.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa nên có độ ẩm cao, lượng mưa lớn, thời tiết không có bão và không có sương muối. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc cả ngày nên sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển, đi lại. Ngoài ra, du lịch Gia Lai – Pleiku nhiều khi các bạn sẽ đi vào các khu vực rừng núi, thác nước, các bản làng nên việc di chuyển trong thời tiết nhiều mưa, đường xá ẩm ướt, lầy lội sẽ không phải là thuận lợi.
Vì vậy, các bạn nên đi du lịch Gia Lai – Pleiku vào mùa khô, đặc biệt là những tháng cuối năm như tháng 11, 12. Bởi vì lúc này lúa chín vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ nở vàng rực các nẻo đường cũng làm cho núi rừng Tây Nguyên rực rỡ hơn. Đây cũng là thời điểm các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc diễn ra như:
- Lễ Mừng lúa mới: sau khi đồng bào Gia Rai thu hoạch xong vụ mùa, tổ chức lễ hội này để tạ ơn thần Lúa, thần Nông Nghiệp.
- Lễ ăn cơm mới
- Liên hoan cồng chiêng
- Lễ hội cúng làng cuối năm
- Lễ hội đâm trâu : (người Ba Na gọi là x’trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu) là một lễ hội nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Đây là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam.
- Lễ bỏ mả : là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền tổng hợp đặc sắc của các tộc người Tây Nguyên (tây nam Trung bộ Việt Nam), bao gồm nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ, ẩm thực cộng đồng…
Những lễ hội này thường kéo dài từ cuối năm trước cho đến tháng ba năm sau tùy vào từng làng, từng khu vực trong tỉnh. Ngoài ra còn nhiều các lễ hội khác nữa như Lễ hội dúi, Lễ đâm trâu, Hội đua voi… Tuy nhiên, những lễ hội này hiện nay đang dần bị mai một đi, không phải buôn làng nào cũng tổ chức hay năm nào cũng tổ chức một cách thường xuyên mà hiện nay thường được tái hiện lại trong các sự kiện liên quan đến Văn hóa được Sở/ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.
Tháng 3 cũng là một thời điểm khác nữa mà bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của Gia Lai. Đây là thời điểm hoa cà phê nở và sâu bướm nở nên bướm vàng bay đầy trời.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Plieku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ.
Chùa tọa lạc ở số 378 đường Trường Chinh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Điện thoại: 059.820451. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông. Chùa do Hòa thượng Thích Đổng Quang khai sơn vào năm 1965 mang tên Quan Âm Bảo điện, sau đổi tên thành chùa Quan Âm. Chùa đã được trùng tu vào năm 1971 và năm 1995.
Từ lâu, thác Phú Cường đã được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, vốn có. Thác có độ cao khoảng 45m, dòng nước bắt nguồn từ trên núi rồi đổ xuống suối La Peet tung bọt trắng xóa và chảy ra sông Ayun - nơi có công trình thủy lợi Ayun Hạ với hồ chứa nước có diện tích rộng khoảng 3.700ha. Nếu du khách xuôi theo dòng suối La Peet, du khách có thể ra tới sông Ayun; tại đây, du khách sẽ có dịp được dạo quanh hồ bằng thuyền để ngắm nhìn phong cảnh núi rừng Gia Lai, câu cá và giao lưu với người dân tộc Ba Na, Gia Rai sống quanh hồ.
Từ thành phố Pleiku, du khách theo quốc lộ 14 đi khoảng 15km đến thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Pah), rẽ trái theo đường tỉnh 673 đi 22km nữa là đến Nhà máy Thủy điện Ya Ly. Nơi đó không chỉ có vóc dáng công nghiệp hiện đại, mà còn có cảnh quan thiên nhiên làm xao xuyến lòng người...
Rừng ở đây nhiều tầng, thảm thực vật xanh tốt quanh năm và có nhiều loại gỗ quý, nơi đây còn bảo tồn được nhiều khu rừng nguyên sinh quý giá với nhiều cây cổ thụ đường kính trên 1m. Động thực vật ở đây cũng tương đối phong phú, nơi đây còn có tới 60 loài thú, 160 loài chim, trong đó có những loài chim, thú nằm trong sổ đỏ của thế giới và các nước Đông Nam Á cần phải khẩn cấp bảo vệ vì có nguy cơ bị tiệt chủng.
Khu rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng
Với bề mặt thoáng của hồ, rộng 37km², dung tích 253 triệu m³ nước (ứng với mực nước dâng bình thường), hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và TP Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ.
Ngoài các món ăn đặc sắc mà ở Gia Lai hay các tỉnh xung quanh cũng có như Gỏi lá, Cà đắng, Măng thì Gia Lai vẫn có những món ăn đặc biệt mà đã lên đến Gia Lai các bạn cần phải thử.
Phở Khô Gia Lai
Có thể nói đây là món ăn được nhắc đến nhiều nhất khi đến Gia Lai. Phở khô có phần giống phở miền Bắc nhưng lại có phần giống hủ tiếu miền Nam, là sự kết hợp khá hài hòa của hai món ăn đặc trưng của hai miền Nam Bắc tại Tây Nguyên. Các tiệm phở khô ở Gia Lai có ở khắp các đường phố, thường bán cả ngày chứ không chỉ bán như một món quà sáng như ở các địa phương khác. Món này còn có tên khác là “phở hai tô” vì bánh phở và nước được để riêng thành hai bát.
Bún mắm cua có mặt ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc là của những người Bình Định khi di cư tới Gia Lai thì đã làm ra món ăn này. Đây không phải là món ai ăn cũng thấy thích ngay vì mùi vị đậm của nó. Nước dùng bún cũng được nấu từ cua đồng như Canh bánh đa Cua, Bún riêu cua nhưng điểm khác biệt nhất đó là cua đồng sau khi lọc lấy nước thì nước này được ủ khoảng 1 ngày để lên men, đây chính là lý do tại sao món này lại có mùi vị khác biệt như vậy.
Bò một nắng hay ở Gia Lai còn gọi là bò một nắng hai sương, cái tên nghe khá lạ tai và ăn cũng rất ngon. Điểm đặc biệt của món này là ở chỗ nó được chấm với muối kiến vàng. Đây thực sự là loại muối độc nhất vô nhị, được làm từ kiến của rừng Ayun Pa, Krong Pa. Người dân ở khu vực này phải vào rừng sâu để bắt được loài kiến này, đem về rang sơ, giã với ớt thật cay, trộn với một vài loại lá rừng, muối hột và dùng để chấm thịt nướng. Đây không chỉ là món ăn phải thử ở Gia Lai mà khách du lịch còn rất muốn mua về để làm quà hoặc dùng dần.
Bò một nắng chấm Muối kiến vàng
Những người dân nơi đây tìm thấy trong rừng của mình có hàng trăm các loại lá khác nhau mà không nơi nào có được, và lá bép là một trong những loại có nhiều nhất. Lá này có vị ngọt lợ nên người dân còn gọi là “lá mỳ chính”. Trước đây vào thời kỳ chiến tranh, người dân chỉ cần cho vài lá bép vào nồi nước là đã có một nồi canh cho cả gia đình. Nhưng ngày nay đã có nhiều cách khác nhau để khiến cho món canh này ngon hơn như: canh cua lá bép, lá bép nấu cá…
Canh cua lá bép
Đây là một món cá được làm để có thể để lâu được, để càng lâu thì món này càng ngon. Cá chua được làm từ cá niệng, một loài cá miệng rộng giống như cá trôi nhưng mình dẹt hơn, sống ở suối. Cá được đánh hết vẩy, bỏ ruột, bóc mang và rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ dày chừng 2 phân đến 3 phân, để ráo nước. Khi cá se khô, bắt đầu trộn đều với muối, ớt, lá bép, thính ngô, sau đó cho vào ống nứa hay ống lồ ô khô, sạch, nút thật kín, chặt rồi gác lên dàn bếp hoặc dưới mái nhà. Sau vài ngày, thịt cá nhờ các gia vị này lên men và đem lại một mùi vị rất đặc biệt.
Cá chua - đặc sản Gia Lai
Khách sạn Pleiku
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.