logo-dulich24

Tư vấn du lịch Đắk Nông

Tư vấn du lịch Đắk Nông
 
 

Tư vấn du lịch Đắk Nông

Đắk Nông nằm ở phía Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông.Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.
 

GIỚI THIỆU DU LỊCH ĐẮK NÔNG

Đắk Nông là điểm du lịch nổi tiếng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Khi đến với Đắk Nông, du khách có dịp thăm quan các điểm du lịch nổi tiếng như:Thác Gia Long, Thác Dray Sáp, Thác Ba Tầng, Thác Trinh Nữ, Thác Diệu Thanh, Thác Dray Nur, …. Đặc biệt trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống và con người miền Trung – Tây Nguyên


Du lịch Đắk Nông

DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở ĐẮK NÔNG

Nếu ở các tỉnh gần, bạn có thể đến Đăk Nông bằng xe máy, xe ô tô. Riêng các tỉnh xa thì thường chọn sân bay Buôn mê Thuột làm điểm trung chuyển.

Bằng phương tiện công cộng:

Với xe đò (xe khách), bạn có thể mua vé tại các bến xe của mỗi tỉnh hay liên lạc với các hãng xe chất lượng cao có tuyến đến tỉnh này. Lưu ý nên tìm hiểu kỹ về chất lượng xe, giá cả, thời gian xuất bến (ở cả 2 đầu), những địa danh có thể đi qua.

Phương tiện cá nhân:

Nếu gần, bạn có thể dùng xe máy hay xe ô tô để đến Đăk Nông. Từ Sài Gòn – Đăk Nông có 2 hướng di chuyển.

Một là từ Sài Gòn đi Bình Dương, đến ngã ba Sở Sao đi thẳng về huyện Chơn Thành, đến ngã tư Chơn Thành thì rẽ phải về hướng thị xã Đồng Xoài, tiếp đó, ôm theo vòng xoay TX Đồng Xoài, và chạy thăng theo huớng QL 14 đến thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đak Nông. Đoạn đường dài khoảng 270Km.

Hướng thứ 2 thì sau khi đến ngã ba Sở Sao, rẽ về hướng tay phải về hướng thị xã Đồng Xoài, đến ngã tư Đồng Xoài thì rẽ về tay phải theo huớng QL 14 đến thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đak Nông. Đoạn đường dài khoảng 240km. 

Lưu ý là đường ở các tỉnh Tây Nguyên khá hẹp, nhiều đèo, dốc, cần chú ý tốc độ, tầm nhìn và cẩn thận với xe khách ngược chiều chạy ẩu. Nên mang đầy đủ giấy tờ xe, chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, chạy đúng tốc độ quy định (có khá nhiều trạm kiểm tra tốc độ).

NÊN DU LỊCH ĐẮK NÔNG VÀO THỜI GIAN NÀO

Mùa nào Đăk Nông cũng đẹp, nhưng nếu mục đích chính là đến để chiêm ngưỡng hàng loạt các ngọn thác hùng vĩ của địa phương này thì nên đến vào mùa mưa (tuy sẽ gặp nhiều hạn chế về việc di chuyển).

Các lễ hội như lễ Tâm Nghết, lễ đâm trâu, lễ chúc thọ, lễ cúng lúa mới, lễ hội cồng chiêng… tại vùng đất này cũng không có thời gian cố định. Vì thế, muốn tham gia lễ hội nào thì bạn nên chịu khó cập nhật thông tin rồi hẵng đến.

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở ĐẮK NÔNG

1. Chùa Huệ Đức

Chùa tọa lạc ở số 430 Quốc lộ 14, khối 1, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jut, tỉnh Đak Nông. Chùa cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 21 km về hướng Tây Nam. ĐTLL: 050.882259 (ông Võ Văn Dũng). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do ông Phan Chí pháp danh Nguyên Cảo và một số Phật tử địa phương phát tâm hỷ cúng mua đất thành lập chùa vào năm 1992


Chùa Huệ Đức

2. Thác 3 tầng

Người ta gọi là thác Ba Tầng bởi vì khi nước suối chảy đến đây phải qua ba tầng thác mới đến lòng suối nằm ở phía dưới. Ba tầng thác này nằm nối tiếp nhau trong một chiều dài khoảng 40m. Tầng thứ nhất không cao lắm, nước từ các tảng đá rơi xuống lòng thác từ độ cao hơn 1,5m. Cách tầng thác thứ nhất chừng 20m là tầng thác thứ hai. Ở tầng thác này, dòng nước suối xanh trong sau khi len lỏi giữa những tảng đá nằm kề nhau và từ độ cao khoảng 2m đã tràn xuống phía dưới tung bọt trắng xóa


Thác ba tầng

3. Thác Diệu Thanh

Thác Diệu Thanh đẹp, hoang sơ và thơ mộng. Ngoài thác lớn nhất từ độ cao khoảng 30m đổ xuống vực sâu, Diệu Thanh còn có nhiều dòng thác nhỏ, cùng thác mẹ, nước đổ xuống suối quanh năm tung bọt trắng xoá. Dưới chân ngọn thác là cả một khoảng rộng mênh mông nước có nhiều mô đá nhỏ nhấp nhô, tạo thành hàng trăm dòng chảy ra nhiều hướng. Hai bên bờ suối là những bãi đất bằng phẳng có nhiều cây xanh toả bóng mát.


Thác Diệu Thanh

4. Thác Trinh Nữ

Thác Trinh Nữ là một trong những địa điểm thu hút khách thập phương đến đây du ngoạn, ngắm cảnh nhiều nhất. Trước khi hòa vào dòng Sêrêpôk cuồn cuộn chảy, nhánh sông Krông Nô còn phải vượt qua những dãy đá lởm chởm, xếp chồng lên nhau muôn hình, muôn vẻ. Thế nhưng, lực cản cuối cùng đó đã tạo nên một thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn và có một cái tên vô cùng thơ mộng - Thác Trinh Nữ.


Thác Trinh Nữ

5. Thác Dray Sáp

Thác Dray Sáp là một thắng cảnh đẹp nhờ sự kết hợp giữa hai dòng sông Krông Nô và Krông A Na mà người Ê Đê và người MNông gọi là sông Chồng, sông Vợ gặp nhau mà thành. Tình yêu của họ mạnh mẽ như dòng thác, đẹp đẽ như sắc cầu vồng ẩn hiện trong làn sương khói nước. Dray Sáp như một bức thành nước khổng lồ, hùng tráng giữa một vùng hoa nước long lanh.


Thác Dray Sáp

6. Lễ hội cơm mới

Lễ hội cơm mới: Các dân tộc sống ở vùng Tây nguyên sau mùa thu hoạch sẽ tổ chức lễ ăn cơm mới, đây cũng là lễ hội đặc trưng của người Bahnar và Jrai được tổ chức để tạ ơn thần lúa, mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Dân làng cúng thần lúa bằng heo, gà... lễ ăn cơm mới được tổ chức ở nhà rông hoặc nhà riêng.


Lễ hội cơm mới

7. Chùa Hoa Nghiêm

Chùa tọa lạc ở số 49 Quốc lộ 14, khối 4, thị trấn Dak Mil, huyện Dak Mil, tỉnh Dak Nông. Chùa cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 55km vvề hướng Tây Nam, theo Quốc lộ 14 đi TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 050.741510. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do ông Nguyễn Văn Đôn cùng một số Phật tử địa phương thành lập vào năm 1968 trên diện tích đất 3.359 m2. Ông Phạm Văn Dõng pháp danh Trừng Mãnh đã tổ chức vận động trùng tu chùa năm 1989 và đại trùng tu vào năm 2000 với kiến trúc uy nghi, thanh tịnh.


Chùa Hoa Nghiêm

ĂN GÌ? Ở ĐÂU?

1. Rượu cần

Rượu cần có nhiều thứ, ngon hay dở là do ở người làm cũng như các hợp chất có được đầy đủ hay không. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà họ thường chế tạo, cất thành từng ghè (ghè hay ché là loại hũ cao để đựng rượu) chở đi bán tại các làng miền xuôi. Cho nên, người Kinh chúng ta nay cũng "khoái" uống rượu cần trong các tiệc tùng linh đình hay lễ, tết.

2. Cơm lam

Người ăn có thể cảm nhận cả mùi nếp thơm lẫn hương rừng trong miếng cơm lam. Nó chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, ăn không biết ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn thấy rất rõ cái vị đậm đà của nó.

3. Cà đắng

Cà đắng có mặt trong nhiều món ăn của bữa cơm đồng bào dân tộc như cà đắng nấu với cá khô, cá hấp hoặc tôm tép khô, cà đắng nấu ốc... Nếu mạnh miệng qua được đũa đầu tiên của những món cà đắng, bạn sẽ “nghe” được vị ngọt đằm thắm hòa với vị ngọt, vị mặn của cá khô, của tôm tép và vị cay xé lưỡi tạo nên một khẩu vị rất lạ, rất riêng của núi rừng.

4. Măng chua rừng

Đến với Đăk Nông, bạn phải một lần nếm món măng chua của đồng bào dân tộc nơi đây mới cảm nhận hết được những nét giản dị, mộc mạc của nó. Không phải là một món ăn cao sang, măng chua mộc mạc như bản chất của người dân tộc Tây Nguyên và để lại trong lòng mỗi thực khách một cảm giác thật ngon, thật lạ vì chính bản chất bình dị, tự nhiên vốn có của nó.

5. Cá lăng nướng than

Trong các món đặc sản của núi rừng, nhiều du khách rất thích món cá lăng nướng than hồng. Người dân ở đây thường bọc cá lăng trong một loại lá rừng rồi mới đem nướng. Cá lăng được đánh bắt từ dòng sông Sêrêpôk, thịt cá không chỉ ngọt mà còn dai và thơm phức. Thêm một ống cơm lam, một đĩa gà nướng là bữa ăn của bạn đã mang đậm “chất” đại ngàn

ca lang2

6. Lẩu lá rừng

Dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn xanh đã thấm vào từng chiếc lá để bạn có thể cảm nhận một cách đầy đủ nhất về Tây Nguyên. Có khoảng hơn 10 loại lá được dùng để chế biến lẩu lá rừng, phần lớn chúng đều được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Ban đầu những lá này được sử dụng như một thứ rau rừng để phục vụ cho những bữa ăn trên nương, trên rẫy. Sau này khi tập quán sản xuất thay đổi thì nó được dùng như một đặc sản đó là lẩu lá rừng. Cùng với những loại lá này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc. 

Nên mang gì khi đến Đắk Nông?

- Mang các dụng cụ che mưa nếu đến vào mùa mưa và các dụng cụ tránh nắng nếu đến vào mùa nắng
- Dù đi mùa nào cũng nên mang áo ấm vì không khí ở đây khá lạnh, chưa kể đến những đợt gió không ngừng thổi.
- Mang các vật phẩm, kem, thuốc để ngừa và trị vết cắn của côn trùng.
- Mang theo lều, mùng mền, túi ngủ và đồ ăn nếu muốn cắm trại ở các thác.
- Nên nhờ một người dân địa phương làm hướng dẫn viên để tiếp cận trọn vẹn vẻ đẹp của các ngọn thác.

Các cung đường du lịch thường gặp:

Sài Gòn/Hà Nội – Đăk Nông – Đăk Lăk
Sài Gòn/Hà Nội – Đăk Nông – Đăk Lăk – Gia Lai – Kon Tum
Sài Gòn/Hà Nội – Đăk Nông – Lâm Đồng – Nha Trang

Ngoài ra, hiện nay đang chú ý phát triển tuyến du lịch Đắk Nông-Mundulkiri-Xiêm Riệp - Phnôm Pênh - Tây Ninh.

KHÁCH SẠN Ở ĐẮK NÔNG

Phòng ngủ
Khách sạn Đắk Nông Lodge

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.