logo-dulich24

Tư vấn du lịch Vĩnh Phúc

Tư vấn du lịch Vĩnh Phúc
 
 

Tư vấn du lịch Vĩnh Phúc

Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Thành phố là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ. Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.
 

GIỚI THIỆU DU LỊCH VĨNH PHÚC

Cảnh sắc ở Tam Đảo vừa hư vừa thực với núi, cây, hoa, với không khí mát lạnh và mây quấn quýt níu chân người trong một sáng bình yên hay một tối thênh thang.

www.lamsao.com
Du lịch Vĩnh Phúc

DI CHUYỂN, ĐI LẠI Ở VĨNH PHÚC

Phần di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Hà Nội sau đó sẽ đi các tỉnh

Xe Bus Yên Phụ - Bờ Hồ - Linh Đàm 

Tần suất: 15 - 20 phút/chuyến
Thời gian hoạt động: 5h05 - 21h05

Lộ trình: 

Lượt đi: Long Biên (Khoang 3) - Hàng Than - Hàng Cót - Hàng Lược - Chả Cá - Hàng Cân - Lương Văn Can - Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tông - Tăng Bạt Hổ - Yecxanh - Lò Đúc - Kim Ngưu - Minh Khai - Trương Định - Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Duy Trinh - KĐT Linh Đàm.

Lượt về: KĐT Linh Đàm - Giải Phóng - Trương Định - Minh Khai - Kim Ngưu - Lò Đúc - Yecxanh - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Hai Bà Trưng - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Trần Nguyên Hãn - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Long Biên. 

Xe Bus Yên Phụ - Mê Linh (Thanh Tước) 
(Tuyến không thuộc TRANSERCO)

Lộ trình: 

Lượt đi: Yên Phụ (Khoang 1) - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Nghi Tàm - Âu Cơ - An Dương Vương - Cầu Thăng Long - Cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài - Melinh Plaza - Quốc lộ 2 - Quốc lộ 23B - Mê Linh (Thanh Tước).
Lượt về: Mê Linh (Thanh Tước) - Quốc lộ 23B - Quốc lộ 2 - Cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài - Cầu Thăng Long - Đường chân cầu Thăng Long - Tân Xuân - An Dương Vương - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ (Khoang 1)

NÊN DU LỊCH VĨNH PHÚC VÀO THỜI GIAN NÀO

Bạn có thể đến Vĩnh Phúc bất kỳ thời điểm nào trong năm. Lưu ý duy nhất là khí hậu Vĩnh Phúc khá lạnh vào mùa đông, vì thế nếu đến vào mùa này, bạn cần trang bị áo ấm.

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở VĨNH PHÚC

1. Khu du lịch Tam Đảo

Thắng cảnh nên đến nhất của Vĩnh Phúc là hệ thống 3 ngọn núi ẩn hiện trong mây – Tam Đảo. Địa danh này mê hoặc du khách với vẻ đẹp vừa hoang sơ, huyền ảo, u tịch với núi,  mây, hoa cỏ và những biệt thự kiến trúc Pháp tuyệt đẹp. Ở Tam Đảo, thời tiết một năm như gói gọn trong ngày với sắc hoa mùa xuân đua nở vào mỗi sáng, sự ấm áp dễ chịu của mùa hè vào buổi trưa, cái se lạnh mùa thu trong buổi chiều cùng những đợt gió khiến người ta kéo tấm áo khoác vào buổi tối.


Khu du lịch Tam Đảo

2. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường lên khúc khuỷu, quanh co, bốn bề mây bay, thông reo, gió thổi, thoáng rộng và thanh sạch. Cảnh vật thanh tịnh đến lạ lùng. Nơi đây đã hút hồn du khách bởi những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già xanh thẫm với nhiều cây cổ thụ, những con suối khi tỏa ra khi thu lại, chảy quanh co... Thiền viện Trúc Lâm mọc lên nguy nga giữa ngàn cây như mở rộng con đường thiền đưa con người tìm về với thế giới tâm linh.


Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

3. Hồ Đại Lải

Đại Lải là hồ nước nhân tạo lớn với diện tích hơn 500 ha, có nhiệm vụ tưới tiêu cho vùng nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc. Giữa hồ là những đảo chim, đảo ngọc... xanh mát quanh năm. Gần đây, hồ được khai thác phục vụ khách du lịch bởi lợi thế sẵn có phù hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Xung quanh hồ có nhiều dự án như sân golf, khu nghỉ dưỡng 5 sao, khu sáng tác của văn nghệ sĩ...


Hồ Đại Lải

4. Chùa Vĩnh Khánh

Chùa thường gọi là chùa Then, tọa lạc ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa Vĩnh Khánh được dựng từ thời Lý. Ngôi chùa hiện nay mới được xây dựng. Đặc biệt, tháp Bình Sơn hay tháp Then là một công trình kiến trúc bằng đất nung từ thời Trần được dựng giữa sân trước cửa chùa. Tháp hiện còn 11 tầng, cao 15m. Tháp đã được Vụ Bảo tồn Bảo tàng cho đại tu vào năm 1973.


Chùa Vĩnh Khánh

5. Đền Thõng

Đền Thõng ở ngay khu đất bằng phẳng, đón Lõng ô tô du lịch vào tận bãi đỗ, thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên và tài năng con người. Đền Thõng là cửa ngõ đưa du khách tới thăm quần thể di tích danh thắng Tây Thiên, tìm hiểu văn hoá, nghiên cứu khoa học rừng nhiệt đới nhiều tầng và hệ động thực vật phong phú và nguồn dược liệu quý của núi rừng Tam Đảo.


Đền Thõng

6. Lễ hội tứ thú Nhân Lương

Lễ hội ngày 9 tháng Giêng của 3 làng Mậu Lâm, Mậu Thông, Vĩnh Thịnh, xã Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên, có tên "Lễ khai xuân khánh hạ" (vui mừng đón xuân). Dân gian gọi là múa Mo - một hình thức Các-na-van độc đáo ít thấy ở vùng quê khác. Trò diễn có 26 người gồm các thành phần tiến theo đoàn rước: 1 người cầm chiêng, 1 người cầm trống, 4 người vác bảng "Tứ hình", sư, vãi, thầy đồ, học trò, người cày, cuốc, cấy, gặt, xúc tôm, câu ếch, thợ mộc, lái buôn (dụng cụ theo nghề). Khi biểu diễn đều đeo mặt nạ (bồi bằng giấy bản, có khi bằng mo cau), về y phục đều theo màu sắc và phong cách tùy theo nghề nghiệp. Nam đóng giả nữ. Trâu, bò chỉ có phần đầu.


Lễ hội tứ thú Nhân Lương

7. Chùa Cảm Vu

Chùa được dựng vào thời Hậu Lê, được trùng tu nhiều lần vào thời Nguyễn. Di tích hiện nay có đại hồng chung được đúc vào thế kỷ XVII, một số công trình kiến trúc, chạm khắc có giá trị nghệ thuật, như gác chuông, các tượng tròn ở chánh điện: pho tượng Quan Âm Tống tử (cao 1,15m), tượng Chuẩn Đề (cao 1,15m), tượng Hộ Pháp (cao 2m) v.v... Chùa là ngôi danh lam ở Vĩnh Phúc xưa nay.


Chùa Cảm Vu

8. Vườn quốc gia Tam Đảo

Dãy núi Tam Đảo tạo ra 2 sườn Đông và Tây rõ rệt, lượng mưa hàng năm khác nhau đã góp phần tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Đây cũng là yếu tố tạo ra 2 đai khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới mưa mùa từ độ cao 700m - 800m trở xuống và đai khí hậu á nhiệt đới mưa mùa, cũng như một số khu vực có nhiệt độ, lượng mưa rất khác nhau của Tam Đảo. Tất cả tạo nên một Vườn quốc gia Tam Đảo được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái.


Vườn quốc gia Tam Đảo

9. Đầm vạc

Đầm Vạc là phần phình to của ngòi Vĩnh Yên (còn gọi là sông Cánh), nằm ở phía Nam thành phố Vĩnh Yên, chạy vòng cung từ Đông sang Tây gồm 3 mặt khu nội ô, kéo xuống giáp xã Đồng Cương (huyện Yên Lạc), xã Quất Lưu và thị trấn Tam Dương (huyện Tam Đảo). Nơi đây từng được người dân Vĩnh Yên ví như nơi hội tụ của cái đẹp và thơ mộng, là một đầm thiên nhiên có từ lâu đời.


Đầm Vạc

10. Lễ hội chọi Trâu

Lễ hội chọi trâu ở làng Bạch Ngưu là một lễ hội cổ xưa và độc đáo nhất Việt Nam hiện nay. Hàng năm, cứ sau ngày rằm tháng Giêng, người dân lại mở hội Đấu Ngưu theo truyền thống. Trước đây, hội chỉ diễn ra trong ngày 17 tháng Giêng âm lịch. Về sau, càng ngày hội càng thu hút đông người tham gia nên Ban tổ chức đã kéo dài ngày hội làm 2 ngày: 16 và 17 tháng Giêng. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, bởi nó biểu trưng cho tính cộng đồng và đặc biệt hơn gợi nhớ về cội nguồi cũng như giáo dục tình yêu quê hương sâu sắc.


Chọi trâu Hải Lựu

11. Đình Thổ Tang

Đình Thổ Tang kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, cửa hướng Tây Nam, gồm hai tòa Đại Đình và Hậu cung. Đình dài 25,8m, rộng 14,2m, nền được bó vỉa bằng đá xanh, kết cấu kiến trúc kiểu tứ trụ, chồng rường giá chiêng, gia cố bền chắc. Đại đình gồm năm gian, hai dĩ với 60 chiếc cột to làm bằng gỗ tốt, từ nền đình tới nóc cao 7m. Cột cái có đường kính 0,8m, cao 5m, cột con có đường kính 0,61m. Ngoài kiến trúc cổ độ sộ, gia cố bền chắc, đình Thổ Tang còn được trang trí bằng nghệ thuật chạm khắc cực tinh tế sinh động với nội dung phong phú sâu sắc.


Đình Thổ Tang

ĂN GÌ? Ở ĐÂU

Cách Hà Nội 60km, Vĩnh Phúc là một địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho du khách mỗi dịp cuối tuần. Lang thang trên những con đường dốc, tìm về miền cổ tích với những lò gốm cổ, thả lòng mình chốn Phật Thiêng hay thư thái chèo thuyền ven hồ, ăn những món ăn địa phương hấp dẫn, tất cả đã tạo nên một sức hút diệu kỳ của Vĩnh Phúc.

1. Cá thính lập thạch

Cá thính Lập Thạch là một món ăn đặc biệt, chỉ có ở huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc. Nếu du khách có dịp ghé qua đây thì đừng quên nếm thử hương vị độc đáo của món cá thính. Huyện Lập Thạch nằm ngay cạnh sông Lô, thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây khung cảnh hữu tình, đồng ruộng trù phú. Hàng năm cứ đến mùa nước lên, cá từ sông theo nước vào đồng, mùa làm cá thính lại bắt đầu.

Nguyên liệu chính để làm cá thính là cá sông như cá trôi sông, cá mè, cá quả nếu không có thể chọn cá đồng như cá riếc… Cá càng to thì khi muối lên càng ngon. Sau khi bắt cá về, làm sạch bụng cá rồi thái lá bằng bàn tay rồi dùng muối cho vào bụng, mang và xát bên ngoài rồi bỏ vào chum hoặc vại sạch, đậy kín không cho không khí vào khoảng 2 ngày. Sau đó lấy cá ra cho thính ngô, thính đậu vào bóp kỹ, rồi lại xếp vào lọ, cứ một lượt cá cho một lượt lá ổi, sau đó đậy thật kỹ rồi ngâm bình ướp cá trong nước mát (ngâm cho khéo để không cho nước vào bình), sau 3 tháng lấy ra nướng ăn rất thơm và bùi.

2. Su Su Tam Đảo

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi du khách lên nghỉ dưỡng ở Tam Đảo, khi về luôn mua cho được mấy bó su su về làm quà hoặc để ăn. Su su đã được trồng ở Tam Đảo gần trăm năm nay, vốn xưa kia chỉ để làm rau ăn trong mỗi gia đình nhưng hiện tại thì su su Tam Đảo đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng của Vĩnh Phúc, bởi ngọn su su non, xào với tỏi hoặc luộc lên ăn đều ngọt, hấp dẫn du khách.

3. Tép Dầu Đầm Vạc

Không phải ngẫu nhiên mà các loại chim cò, vạc thường tìm đên Đầm Vạc để tìm kiếm thức ăn, bởi trong đầm có loại tép Dầu to bằng cái lá tre, đến mùa thu lại cho trứng, ăn rất bùi và béo. Tép Dầu Đầm Vạc dùng để kho với tram đen hay nấu canh dưa cải chua cũng đều ngon. Quý khách có thể thưởng thức món ăn này khi đến du lịch ở Đầm Vạc – Tam Đảo.

4. Đậu Rùa

Ở Vĩnh Phúc có một làng chuyên làm đậu phụ để bán đó là làng Rùa. Đậu phụ do người làng Rùa được làm từ những hạt đậu nành hạt chắc và mẩy nên ăn rất ngậy và béo. Điểm đặc biệt của đậu rùa là đậu là mỗi miếng đậu chỉ to hơn bao diêm và được làm hoàn toàn thủ công. Người dân trong làng đã bao đời làm đậu theo kiểu cha truyền con nối, đậu có thể để trắng hoặc rán chấm tương hoặc nước mắm tỏi ớt hoặc sốt với cà chua đều rất hấp dẫn.

5. Rắn Vĩnh Sơn

Cũng giốn như làng Lệ Mật, làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn đã có cả trăm năm nay. Ban đầu, những người dân trong làng thường lên núi bắt rắn, bán cho các nơi khác nhưng sau này rắn khan hiếm, người ta bắt đầu nuôi rắn, đời này qua đời khác, cha truyền con nối trở thành một làng nuôi rắn nổi tiếng ở Vĩnh Phúc. Thịt rắn có thể chế biến thành nhiều món khách nhau như xào xả ớt, nấu cháo rắn, chả rắn, thịt rắn hầm… các món này không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng còn là một bài thuốc quý để hồi phục sức khỏe.

6. Chè kho

Chè kho Tứ Yên được nầu từ đỗ xanh, mật, ướp hoa bưởi thơm dịu, hấp dẫn du khách muốn nếm thử.

7. Gà đồi

Gà đồi là gà được nông dân nuôi trên đồi cao, chuyên thả, gà được chạy nhảy nên thịt rất thơm và chắc chứ không bở như gà công nghiệp. Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng Tam Đảo.

Mang gì khi đến Vĩnh Phúc?

- Tất cả các trang phục, giày dép bạn yêu thích.
- Mang kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản.
- Mang lều, chăn, áo khoác dày nếu có ý định cắm trại
- Mang theo khăn ướt, nước khoáng khi lên núi.

Các cung đường thường gặp

Hà Nội – Vĩnh Phúc – Thái Nguyên
Hà Nội – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang
Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ

KHÁCH SẠN Ở VĨNH PHÚC

 

 

Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.

 

Xem thêm Kinh ngiệm du lịch Tam Đảo

 

Bài viết nổi bật về Tam Đảo

 

Top khách sạn nổi bật ở Tam Đảo (70)

Camellia Luxury Hotel Tam Đảo
Camellia Luxury Hotel Tam Đảo
Tam Đảo
8.4 Rất tốt
Le vent Homestay Tam Đảo
Le vent Homestay Tam Đảo
Tam Đảo
8.9 Rất tốt
Anh Minh Hotel
Anh Minh Hotel
Tam Đảo
8.0 Rất tốt
Nam A Hotel
Nam A Hotel
Tam Đảo
7.2 Tốt
PARADISE HOTEL
PARADISE HOTEL
Tam Đảo
7.6 Tốt
 

Điểm du lịch liên quan

Tam Đảo

Tam Đảo

Thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Việt Nam.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Việt Nam
Đầm Vạc

Đầm Vạc

Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc - Việt nam
Vườn quốc gia Tam Đảo

Vườn quốc gia Tam Đảo

Xã Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Việt Nam