Bạn nên đến chùa Bái Đính từ những ngày đầu năm âm lịch vì đây là mùa lễ hội tại chùa Bái Đính. Chùa Bái Đính ngay những ngày đầu của năm mới đã mở cửa nhằm đón du khách thập phương tìm đến vãn cảnh, lễ hội chùa thường khai mac vào mùng 6 tết và lễ hội kết thúc vào cuối tháng 3 âm lịch.
Lễ hội chùa Bái Đính
Du xuân chùa Bái Đính
Đi từ Hà Nội đến chùa Bái Đính khoảng 110km nên cách di chuyển an toàn và thuận tiện nhất là bạn nên bắt xe khách ở các bến xe của Hà Nội. Khi xe khách đến bến xe Ninh Bình, bạn xuống xe bắt xe taxi để tới khu chùa Bái Đính.
Trên đường từ bến xe Ninh Bình tới chùa Bái Đính, bạn sẽ đi qua khu du lịch Tràng An nổi tiếng. Nếu bạn đi nhiều người thì bạn có thể thuê xe du lịch. Nếu bạn thích đi phượt, ngắm cảnh sắc ở hai bên đường thì bạn có thể đi xe máy.
Đi lại tại Bái Đính: Phương tiện đi lại chủ yếu ở Bái Đính là xe điện, bạn sẽ mua vé ở khu vực bãi gửi xe, sau đó xe điện sẽ trở bạn đi vào cổng chính của chùa Bái Đính, từ dây bạn bắt đầu đi bộ tham quan vãn cảnh các công trình trong quần thể chùa.
Đến Bái Đính, bạn sẽ khó bó qua các điểm đến sau đây
Chùa Bái Đính mới
Chùa Bái Đính mới.
Vào những ngày đầu năm, chùa Bái Đính đã trở nên đông đúc hơn, khách du lịch vãn cảnh gia tăng nhanh chóng. Đến với chùa Bái Đính, bạn tham quan theo lịch trình tham quan chùa Bái Đính:
- Điện Quan Âm: Ở điện Quan Âm chính là nơi đặt tượng Phật bà cao tới 9,57m, nặng tới 80 tấn. Bên trong điện có tới 7 gian, trong đó có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt, nghìn tay ở chính giữa.
- Cổng Tam Quan: Điểm đầu tiên mà bạn nhìn thấy và ấn tượng khi tới cổng Tam Quan, đó là tượng Hộ pháp được thiết kế làm bằng đồng cao tới 5,5m cùng với 8 pho tượng Kim cương. Còn ở hành lang La Hán được sắp xếp với 234 gian kết nối với hai đầu Tam Quan.
- Điện Tam Thế: Ở đây có rất nhiều pho tượng nên đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
- Tháp Chuông: Hành trình đến chùa Bái Đính, bạn sẽ được gặp tháp chuông cao tới 3 tầng cùng với 24 mái. Đây là nơi mà quả chuông đồng nặng đến 36 tấn tọa lạc.
Chùa Bái Đính cổ
Ngoài khu vực chùa Bái Đính mới thì chùa Bái Đính cổ vẫn còn được lưu giữ, Ở đây nằm gần đỉnh của một rừng núi nên rất yên tĩnh. Bạn đến đây sẽ được vãn cảnh và hòa mình trong thiên nhiên yên ảm, xanh mướt của núi đồi.
Chùa Bái Đính cổ (ảnh dantri.com.vn)
Đi chùa Bái Đính, chắc hăn, bạn sẽ đi ít nhất là 1 ngày, nên việc ăn uống là điều khó tránh khỏi trong chuyến đi này. Ở khuôn viên của chùa, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi và ăn uống hoặc có thể tìm nhà hàng nào đó để ăn uống.
Các nhà hàng ở khu vực chùa Bái Đính phục vụ đầy đủ các món ăn từ món ăn chay tới món ăn mặn đáp ứng nhu cầu của mọi khách du lịch.
Món ngon nổi tiếng nhất Ninh Bình là thịt dê, bạn đừng bỏ lỡ thưởng thức món ngon này khi du lịch Bái Đính
- Hầu như, các sản phẩm, hàng hóa ở trong chùa Bái Đính cao hơn ở bên ngoài, để tiết kiệm chi phí thì bạn nên mua đồ ở dưới chân núi.
- Vào dịp đầu năm, các tỉnh miền Bắc, trong đó có chùa Bái Đính thường có mưa phùn. Vì thế, bạn nên mang theo chiếc ô để che mưa.
- Chùa Bái Đính là khu chùa rộng, nằm trên đồi núi nên bạn nên đi giày thể thao thay thế cho đôi giày cao gót đi hàng ngày của bạn để di chuyển nhanh chóng và thuận tiện hơn.
- Đi chùa Bái Đính hay bất cứ chùa nào, bạn cũng nên mang theo tiền lẻ để vừa vào lễ chùa vừa để quyên góp.
- Nên để tiền vào trong hòm công đức nhằm tạo ra mỹ quan cho chùa.
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.