Singapore là một trong số ít quốc gia đón Tết Nguyên đán giống Việt Nam
Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền nên người dân thường nghỉ 1 tuần để thăm gia đình, bạn bè. Vì một nửa dân số Singapore là người Trung Quốc, vì thế ngày tết âm lịch khá tương đồng với những gì được tổ chức ở Trung Quốc.
Lễ hội Chingay hội tụ các điệu điệu múa truyền thống của nhiều nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Brazil, Anh, Mỹ
Không gian lãng mạn, đầy sắc màu của âm thanh và ánh sáng tại Marina Bay
Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác, đưa toàn bộ đảo quốc sư tử vào không khí hội hè kéo dài suốt hơn một tháng, từ tháng 1 đến ngoài trung tuần tháng 2 dương lịch hàng năm (tương ứng với khoảng thời gian âm lịch từ tuần cuối tháng chạp (12) năm cũ cho đến ngày 15 mà Việt Nam vẫn gọi là rằm tháng Giêng).
Với nhiều gia đình, không khí Tết thân quen, đậm chất Á Đông ở Singapore sẽ khiến các thành viên cảm nhận được giây phút sum vầy, gắn bó. Đất nước này cũng có ngày khai xuân, lễ hoa đăng để nguyện cầu những điều tốt lành trong năm mới.
Các công cụ để té nước vào người nhau trong ngày Tết Songkran rất đa dạng, từ xô, chậu, súng phun nước cho tới voi
Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran. Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Những người lớn tuổi yêu cầu thế hệ trẻ hơn bỏ qua những hành vi và lời nói khó chịu của họ trước đó. Sau đó, họ sẽ buộc những đoạn dây nhỏ vào cổ tay chúng như một phần của nghi lễ cầu nguyện. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng…những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
Một người Thái đốt giấy tiền vàng bạc tại thủ đô Bangkok trong đêm giao thừa
Một ngôi chùa tại Bangkok, Thái Lan trong đêm giao thừa
người đàn ông đang bày bán những chiếc đèn lồng màu đỏ rực tại cửa hàng của mình
Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại, vì vậy từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm dương lịch là thời gian diễn ra Tết đón năm mới (Tết Choi Chơnăm Thmay – hay Tết Núi Cát). Tết âm lịch nghĩa là 3 ngày cầu nguyện ở đền thờ, nơi mọi người thường chơi trò kéo co và xây những ngọn núi cát. Họ thường tắm cho tượng Đức Phật với nước thơm và sau đó tự tắm cho mình, coi đó như là một cách rửa tội trong năm mới.
Một người đàn ông đang bày bán những chiếc đèn lồng màu đỏ rực tại cửa hàng của mình ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Theo quan niệm của người phương Đông, màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc. Chính vì thế, vào ngày Tết, người ta thường sử dụng các đồ trang trí màu đỏ để mong một năm mới tràn ngập niềm vui.
Tết Nguyên đán ở Campuchia, người dân ăn mặc sặc sắc để đến chùa dự lễ
Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện Phật trời để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ ăn mặc sặc sỡ để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng phật, sư sãi, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.