Từ các loại ốc phổ biến mà nơi nào cũng có như sò huyết, nghêu, sò lông, ốc móng tay, ốc giác, khế, nhảy…, nó còn có nhiều loại mà chỉ rất ít nơi có như ốc bàn tay, bạch ngọc, cồi điếu, ốc giác. Tất nhiên, tất cả đều tươi ngon hơn rất nhiều lần Sài Gòn, khi họ tự cung tự cấp.
Mùa ốc ngon nhất từ tháng 2 đến tháng 9, qua tháng 10 là mùa ốc sinh sản, con ốc lúc này hết ngon bởi lạn sạn ốc con trong bụng. Thế nhưng, hầu như ở đây lúc nào cũng có ốc ngon phục vụ khách. Mỗi quán có chiêu giữ hàng và bí quyết nuôi giữ hải sản. Các nhà hàng kỵ nhất là hải sản bị chết, do đó nguồn thu vào luôn được cân đối với nguồn cung cấp và nhu cầu khách hàng. Để giữ sản phẩm hải sản luôn tươi sống, mối hàng phải là chỗ quen biết và có uy tín.
Người dân Nha Trang đang đi mò ốc
Ngoài tươi ngon, phong phú thì món ốc ở Nha Trang cũng rẻ hơn so với các vùng miền khác. Chỗ bình dân có giá 20 đến 30 ngàn/dĩa, chỗ cao cấp hơn chút thì từ 30 đến 50. Vì ốc ở đây luôn tươi, nên các quán ăn thường chỉ chế biến sơ như nướng, hấp, luộc chứ ít làm cầu kỳ như ở Sài Gòn.
Dưới đây chúng ta sẽ điểm sơ lượt một vài loại ốc đặc trưng của Nha Trang.
Ốc bàn tay
Không chỉ ở Nha Trang mới có ốc bàn tay, Phan Thiết cũng có. Nhưng, từ lâu, ốc bàn tay đã gắn liền với cái tên Nha Trang, Phan Thiết khó lòng mà thay đổi “định kiến” đó. Sở dĩ, nó có tên ốc bàn tay là bởi 5 cái gai ở miệng của nó chĩa ra ngoài như một bàn tay của con người.
Từ ốc bàn tay, chúng ta có thể chế biến nhiều món ngon như hấp sả, nướng mọi, nước muối ớt. Thịt của ốc bàn tay vừa dòn, vừa dai, vừa ngọt, đậm hương vị biển.
Cồi điếu
Loại ốc này sống ở độ sâu từ 15-20m trong những rạn, gành đá san hô. Chính vì vậy, việc bắt cồi điếu là cả một công đoạn khó khăn. Ngư dân phải xắn từng tảng đá to mang lên bờ, sau đó mới đục đá ra để bắt ốc. Hình dạng cồi điếu giống chiếc tẩu hút thuốc, vỏ bằng đá vôi san hô, một đầu kín, một đầu mở ra là miệng sống của cồi điếu.
Trước khi đem chế biến, cồi điếu trải qua một công đoạn làm sạch cũng khá cầu kỳ và tốn thời gian. Thịt cồi điếu được làm sạch, bóc đường chỉ đen dài trên thân ốc để không gây đắng. Ngoài những cách chế biến thông thường như hấp, nướng, xào…, cồi điếu còn có thể ăn sống với mù tạt và nhúng nước lèo, làm từ nước dừa xiêm, sả tỏi và mẻ.
Ốc giấm
Ốc giấm có hình dáng khá đẹp với nhiều vân nâu trắng đều đặn ở bên ngoài vỏ. Đặc biệt nữa, nó là một trong những ít ỏi ốc có thể tách ruột và vỏ khi còn sống. Chính đều này, khiến chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ngon từ ốc giấm, bởi thịt ốc không bị mất bớt chất ngọt trong lúc sơ chế bằng cách luộc lên như các loại ốc khác.
Ốc giấm có thể nướng bơ, nướng muối ớt, lăn bột chiên, xào với mì hoặc rau muống như ốc giác…
- Ốc Long Vũ: 133 KB Tháp Bà
Tươi ngon nhờ việc sục oxy trực tiếp vào các thau nghêu ốc sò. Nhưng giá không hề rẻ, đều từ 30 ngàn trở lên. Trung bình mỗi món tầm 50 ngàn.
- Xóm Ốc: 61 Trịnh Phong
Quán nhỏ xinh và sạch sẽ, đặc biệt có nhiều món ốc đặc sản của Nha Trang.
- Ốc Bờ Kè: 42B Cù Lao Trung
- Quán ốc 24 Ngô Đức Kế
- Cây Dừa: 247 KA Tháp Bà
- Ốc Thương: 26A Trần Kim Hùng, phường Vĩnh Thọ
- Ốc Vi: 39 Nguyễn Thị Minh Khai
Đặt tour, khách sạn: 0903 662 420
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.