logo-dulich24

Món ngon nổi tiếng Gia Lai

Món ngon nổi tiếng Gia Lai
 
 

Món ngon nổi tiếng Gia Lai

Ngoài các món ăn đặc sắc mà ở Gia Lai hay các tỉnh xung quanh cũng có như Gỏi lá, Cà đắng, Măng thì Gia Lai vẫn có những món ăn đặc biệt mà đã lên đến Gia Lai các bạn cần phải thử.
 

PHỞ KHÔ GIA LAI

Phở Khô Gia Lai
Phở Khô Gia Lai

Có thể nói đây là món ăn được nhắc đến nhiều nhất khi đến Gia Lai. Phở khô có phần giống phở miền Bắc nhưng lại có phần giống hủ tiếu miền Nam, là sự kết hợp khá hài hòa của hai món ăn đặc trưng của hai miền Nam Bắc tại Tây Nguyên. Các tiệm phở khô ở Gia Lai có ở khắp các đường phố, thường bán cả ngày chứ không chỉ bán như một món quà sáng như ở các địa phương khác. Món này còn có tên khác là “phở hai tô” vì bánh phở và nước được để riêng thành hai bát.

BÚN MẮM CUA

Bún mắm cua
Bún mắm cua

Bún mắm cua có mặt ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc là của những người Bình Định khi di cư tới Gia Lai thì đã làm ra món ăn này. Đây không phải là món ai ăn cũng thấy thích ngay vì mùi vị đậm của nó. Nước dùng bún cũng được nấu từ cua đồng như Canh bánh đa Cua, Bún riêu cua nhưng điểm khác biệt nhất đó là cua đồng sau khi lọc lấy nước thì nước này được ủ khoảng 1 ngày để lên men, đây chính là lý do tại sao món này lại có mùi vị khác biệt như vậy.

BÒ MỘT NẮNG CHẤM MUỐI KIẾN VÀNG

Bò một nắng chấm Muối kiến vàng
Bò một nắng chấm Muối kiến vàng

Bò một nắng hay ở Gia Lai còn gọi là bò một nắng hai sương, cái tên nghe khá lạ tai và ăn cũng rất ngon. Điểm đặc biệt của món này là ở chỗ nó được chấm với muối kiến vàng. Đây thực sự là loại muối độc nhất vô nhị, được làm từ kiến của rừng Ayun Pa, Krong Pa. Người dân ở khu vực này phải vào rừng sâu để bắt được loài kiến này, đem về rang sơ, giã với ớt thật cay, trộn với một vài loại lá rừng, muối hột và dùng để chấm thịt nướng. Đây không chỉ là món ăn phải thử ở Gia Lai mà khách du lịch còn rất muốn mua về để làm quà hoặc dùng dần.

CANH LÁ BÉP

Canh cua lá bép
Canh cua lá bép

Những người dân nơi đây tìm thấy trong rừng của mình có hàng trăm các loại lá khác nhau mà không nơi nào có được, và lá bép là một trong những loại có nhiều nhất. Lá này có vị ngọt lợ nên người dân còn gọi là “lá mỳ chính”. Trước đây vào thời kỳ chiến tranh, người dân chỉ cần cho vài lá bép vào nồi nước là đã có một nồi canh cho cả gia đình. Nhưng ngày nay đã có nhiều cách khác nhau để khiến cho món canh này ngon hơn như: canh cua lá bép, lá bép nấu cá…

CÁ CHUA

Cá chua - đặc sản Gia Lai
Cá chua - đặc sản Gia Lai

Đây là một món cá được làm để có thể để lâu được, để càng lâu thì món này càng ngon. Cá chua được làm từ cá niệng, một loài cá miệng rộng giống như cá trôi nhưng mình dẹt hơn, sống ở suối. Cá được đánh hết vẩy, bỏ ruột, bóc mang và rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ dày chừng 2 phân đến 3 phân, để ráo nước. Khi cá se khô, bắt đầu trộn đều với muối, ớt, lá bép, thính ngô, sau đó cho vào ống nứa hay ống lồ ô khô, sạch, nút thật kín, chặt rồi gác lên dàn bếp hoặc dưới mái nhà. Sau vài ngày, thịt cá nhờ các gia vị này lên men và đem lại một mùi vị rất đặc biệt.

PHỞ KHÔ (PHỞ HAI TÔ)

Phở khô
Phở khô

Cũng tại Gia Lai, du khách còn có thể tìm thử một món khác không kém phần đặc trưng, đó chính là phở khô. Món này có tên gọi khác là phở hai tô, vì khi thưởng thức, thực khách sẽ được phục vụ hai tô, gồm bánh phở và nước súp.

Bánh phở làm từ bột gạo cay, có sợi nhỏ, săn và mịn, khi trụng nóng sợi phở sẽ mềm dai. Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, vón cục để khách dễ thêm tương nâu, xì dầu hoặc tương ớt.

MĂNG CHUA RỪNG

Măng chua rừng
Măng chua rừng

Trong những miếng ngon của rừng, măng chua cũng là một món ăn khoái khẩu của đồng bào dân tộc. Măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau, măng chua đến độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay, đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no…

Khoảng tháng 5 Âm lịch, mùa mưa bắt đầu cũng là lúc rừng le cho những búp măng non ngon ngọt. Măng sau khi hái về thái mỏng, phơi nắng hoặc sấy lò, làm thành món đặc sản không phải ở đâu cũng có được.

Trong tất cả các loại măng thì măng le được ưa chuộng nhất bởi đặc ruột, lại ngọt, bùi, không có vị đắng, lúc tươi thì vị mát lành, khi phơi khô lại có độ giòn dai. Và cũng chỉ có măng khô làm tại Gia Lai mới được nhiều thực khách ưa chuộng.

CÀ PHÊ PLEIKU

Cà phê Pleiku
Cà phê Pleiku

Người dân Pleiku – đặc sản Gia Lai – đã thành thói quen mỗi sáng với tách cà phê đậm đặc, vừa nóng vừa thơm, vị đắng ở đầu lưỡi tan dần thành vị ngọt đắng, đó là cảm giác của người phố núi. Hoa cà phê thơm ngào ngạt sẽ níu chân du khách khi đi ngang qua những trang trại cà phê bạt ngàn ở Gia Lai.

Người Pleiku không đơn thuần coi cà phê là một thức uống mà cao hơn thế nó là một nhu cầu thưởng thức mỗi ngày. Và việc mời nhau đi uống cà phê là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Phố núi. Bạn tôi ở thủ đô Hà Nội, lúc nào gọi điện cũng tấm tắc: Cà phê nhà các cậu ngon thật. Người ấy làm kinh doanh đi khắp Bắc-Trung-Nam, “tín đồ” cà phê và chỉ cà phê, ngày mấy cữ cũng được. Vào Pleiku lần nào bạn cũng cùng tôi đi khắp các quán trong phố thưởng thức và so sánh, để khi về va ly hành lý bao giờ cũng thêm mấy cân cà phê các loại từ Thu Hà, Phiên Phương, Dinh Điền, Thanh Thủy

BÒ MỘT NẮNG

Bò một nắng
Bò một nắng

Bò một nắng cũng như những sản vật khác của miền cao thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ miền núi tỉnh Gia Lai sát cạnh cao nguyên Sơn Hoà tỉnh Phú Yên. Và cao nguyên Sơn Hoà lại là đồng cỏ chuyên chăn nuôi bò nên món bò một nắng gặp đúng “địa lợi, nhân hoà” để phát triển và quảng bá xuống Tuy Hoà. Ban đầu hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá ẩm thực miền xuôi nó trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi rừng trầm mặc đã trở nên đậm đà, phong phú bởi hơi hướm mặn mà khẩu vị xứ biển. Sự giao hoà miền núi và miền xuôi đó mà thành cái tên “bò một nắng hai sương”.

LẨU LÁ RỪNG

Lẩu lá rừng
Lẩu lá rừng

Đến với Gia Lai đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn bạn sẽ còn cảm nhận được Tây Nguyên qua những chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà thiên nhiên dành tặng cho con người mà còn là hương vị của quê hương, xứ sở thông qua món đặc sản của đồng bào Gia Lai đó là lẩu lá rừng.

Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho ta nhiều cảm giác lạ.

MẬT ONG RỪNG GIA LAI

Mật ong rừng Gia Lai
Mật ong rừng Gia Lai

Thiên nhiên đã ban tặng cho Gia Lai một vùng đất màu mỡ mà bất kỳ loại cây nào nơi đây cũng xanh tốt xum xuê. Mỗi mùa hoa cà phê hay mùa hoa cúc quỳ nở sẽ thu hút đàn ong tìm đến hút mật.

 

Liên hệ đặt tour: 0903 662 420

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.