logo-dulich24

Tư vấn du lịch Hội An

Tư vấn du lịch Hội An
 
 

Tư vấn du lịch Hội An

Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An
 

Giới thiệu du lịch Hội An

Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác nhau như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An

Hội An

Điểm du lịch hấp dẫn tại Hội An

1. Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Một góc nhỏ của khu phố cổ Hội An
Một góc nhỏ của khu phố cổ Hội An

2. Hội quán Triều Châu

Hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An. Hội quán thờ các vị thần chế ngự sóng gió, qua đó cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Hội quán là một công trình kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp

Cổng vào Hội quán Triều Châu
Cổng vào Hội quán Triều Châu

3. Cầu Chùa

Cầu Chùa còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều, được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu

Chùa Cầu là mộ trong những di tích có kiến trúc đặc biệt được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 và được ví như “trái tim” của khu đô thị cổ Hội An.
Chùa Cầu là mộ trong những di tích có kiến trúc đặc biệt được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 và được ví như “trái tim” của khu đô thị cổ Hội An.

4. Hội quán Quảng Đông

Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia

Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông

5. Hội quán Phước Kiến

Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An.Tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng

Hội quán Phước Kiến
Hội quán Phước Kiến

6. Nhà thờ tộc Trần

Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, nhà thờ cổ tộc Trần ở Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ

Nhà thờ tộc Trần
Nhà thờ tộc Trần

7. Nhà Cổ Tấn Ký

Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa. Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhỏ nhắn, thanh thoát, ấm cúng, vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực

Nhà Cổ Tấn Ký
Nhà Cổ Tấn Ký

8. Sông Thu Bồn

 Cảnh hoàng hôn ở sông Thu Bồn
Cảnh hoàng hôn ở sông Thu Bồn

Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía tây nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên.

9. Biển Cửa Đại

Biển Cửa Đại
Biển Cửa Đại

Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về phía Đông theo đường 608 nối dài, đây là bãi biển đẹp nhất ở Quảng Nam với những bãi cát dài xa tít, những ngọn sóng xô nhẹ cuốn mọi thứ ra xa trong nắng chiều óng ả, một vẻ đẹp đến mê hồn. Cửa Đại nổi bật bởi những khu nhà lộng lẫy, những khu resort mới xây tiện nghi và hiện đại, bao quanh là những khóm hoa rực rỡ sắc màu và toả hương thơm ngát.

10. Đảo Cù lao Chàm

Cù lao Chàm
Cù lao Chàm

Cách Hội An 9 hải lý hướng đông bắc, gồm 8 đảo : hòn Khô Con, hòn Khô Mẹ, hòn Lá, hòn Mồ (Lụi), hòn Dài, hòn Lao (Biền), hòn Tai và hòn Ông (Nồm) Cù lao Chàm có diện tích khoảng 15 km2, được gọi với những tên khác nhau như Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La, gồm nhiều hòn đảo lớn, nhỏ như: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Khô, Hòn Tai, Hòn Ông... Năm 2006, Cù lao Chàm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia... Giờ đây, Cù lao Chàm đã gần hơn với đất liền, trở thành địa điểm du lịch biển cực kỳ hấp dẫn...

Ăn gì ? Ở đâu ?

Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Sau đây là một số món ngon và địa chỉ để bạn thưởng thức khi đến với địa danh đặc biệt này:

Cơm gà Phố Hội

Cơm gà Hội An
Cơm gà Hội An

Với tất cả sự khéo kéo tỉ mỉ trong cách chế biến, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà đủ tạo dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội. Cơm gà phố Hội ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm càng tăng thêm phần hấp dẫn.

Địa chỉ: Cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà Hương – Kiệt (hẻm) Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga…

Cao Lầu

Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ nói cao lầu xuất hiện ở Hội An từ thế kỷ 17. Có lẽ vì thế mà món này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa cũng như món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất.

Địa chỉ: Rất dễ để tìm ăn cao lầu Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú, nổi tiếng nhất là quán Bà Bé, Trung Bắc.

Món Cao Lầu.
Món Cao Lầu

Bánh bao, bánh vạc

Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau, thường ăn chung trên một đĩa bánh. Khác là nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon khi ở Hội An.

Địa chỉ: Nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của quán.

Bánh bao, bánh vạc.
Bánh bao, bánh vạc

Bánh đập – hến xào

Miếng bánh đập giòn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.

Địa chỉ: Đi qua cây cầu Cẩm Nam (xe 45 chỗ không qua được) chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này sẽ thấy một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều để món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”. Quán bánh đập Bà Già nổi tiếng nhất ở đây.

Bánh đập – hến xào.
Bánh đập

Chè bắp

Chè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. Khác với chè của miền Nam, chè bắp Hội An không nấu với nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè, rộ nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.

Địa chỉ: Vỉa hè phố Trần Phú, Lê Lợi, chỉ khoảng 7.000đồng/bát.

Bánh bèo Hội An

Bánh bèo Hội An.
Bánh bèo Hội An.

Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo là tôm, thịt. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo.

Địa chỉ: Quán tại Cẩm Châu, Cẩm Nam…

Mì Quảng

Mỳ Quảng
Mỳ Quảng

Nhìn bên ngoài, mì Quảng gần giống như Cao Lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mì Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… Tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm.

Địa chỉ: Quán bà Minh, khu Cẩm Hà hay trong chợ Hội An, đầu phố Trần Phú; các gánh mì Quảng bán rong trên hè phố.

Hoành thánh

Hoành thánh
Hoành thánh

Hoành thánh có nhiều loại: hoành thánh súp, hoành thánh mì, hoành thánh chiên, mỗi loại còn chia ra là heo, gà, tôm nữa. Theo kinh nghiệm, hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.

Địa chỉ: Quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình dân hơn có quán 26 Thái Phiên.

Bánh tráng Hội An

Bánh tráng Hội An
Bánh tráng Hội An

Địa chỉ: Phố ẩm thực ven sông Hoài.

Bánh xèo Hội An

Bánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt. Để đúc nên món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo ở Hội An.

Địa chỉ: Quán Giếng Bá Lễ (hẻm Phan Chu Trinh); Bale Well (quán Bà Lệ) – 45/51 Trần Hưng Đạo.

Bánh xèo Hội An.
Bánh xèo Hội An

Mua sắm ở Hội An

Ở Hội An có rất nhiều thứ để mua như đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren, đồ lưu niệm… Mọi người có thể mua và trả giá.

Dép Hội An rất phong phú và đẹp. Nhìn đế dép của các hàng, nếu hàng nào đẹp thì nên đặt ở hàng đấy. Có thể đặt theo chân mình từ sáng, chiều lấy ngay. Nên đặt sớm và chọn hàng để có thể mua được đôi như ý.

May quần áo ở đây siêu nhanh và rẻ. Cũng chỉ đặt sáng chiều lấy.

Đèn lồng: Đèn lồng Hội An cũng rất đẹp, nhiều khách du lịch đã lựa chọn và mang về làm quà. Giá cũng rẻ.

Đèn lồng Hội An
Đèn lồng Hội An

Đồ lưu niệm

Rất nhiều thứ để mua như ví nhỏ, hộp quà, v.v… giá cực rẻ. Ra chợ bạt ngàn.
Rất nhiều thứ để mua như ví nhỏ, hộp quà, v.v… giá cực rẻ. Ra chợ bạt ngàn.

Đồ đá: Đà Nẵng nổi tiếng về đá, do vậy mọi người có thể mua những bức tượng đá, cối đá, đồ trang sức đá… tại Non nước.

Quần áo lụa tơ tằm

Di chuyển, đi lại khi du lịch Hội An

PHƯƠNG TIỆN ĐI TỚI HỘI AN

Máy bay

Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé rẻ, bạn nên đặt trước khoảng 3 đến 6 tháng.

Ô tô, tàu hỏa

Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến xe lửa đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam), giá vé dao động từ 300.000đ đến 1.200.000đ tùy loại tàu và loại ghế. Mất từ 14 đến 20 tiếng để đi từ hai thành phố này đến Đà Nẵng bằng xe lửa.

Xe khách: tốn khoảng 400.000đ – 500.000đ. Xe Hoàng Long, Hlink, Mai Linh, Thuận Thảo. Thời gian 18 đến 20 tiếng từ Hà Nội/Sài Gòn đến Đà Nẵng.

Vì điểm trung chuyển đến Hội An chủ yếu hiện nay là bến tàu, xe Đà Nẵng. Từ đó bạn có thể bắt xe bus/taxi đi Hội An rất thuận tiện.

Đi từ hướng Hà Nội cũng có thể chọn điểm dừng tại ga Tam Kỳ (Quảng Nam), tại đây bắt xe đi Hội An.

Nếu xuất phát từ hướng TP. HCM bạn có thể chọn chuyến xe ra miền Bắc hoặc Đà Nẵng, sẽ đi ngang và dừng tại Hội An.

Lưu ý: Từ thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai cách:

Bạn có thể đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km là đến Hội An.

Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đến Hội An khoảng 30km.

Phương tiện đi lại ở Hội An

Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô. Giá thuê xe máy từ 120.000 – 150.000 VND/ngày. Nhưng thú vị nhất khi đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này. Giá thuê một chiếc xe đạp là 40.000VND/ngày.

Xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu trong phố cổ
Xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu trong phố cổ

Nên đi du lịch Hội An vào thời gian nào

Thời điểm đi du lịch Hội An tốt nhất là từ tháng hai đến tháng tư hàng năm, trời ít mưa, khí hậu dễ chịu. Tránh đi vào mùa hè vì nhiệt độ tăng cao, rất oi bức. Mùa mưa từ tháng 10 – tháng 11 cũng có nhược điểm là không gian ẩm ướt do mưa nhiều và nặng hạt.

Bạn hãy đến thăm Hội An vào ngày 14, rằm âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố, một khung cảnh đặc trưng của Hội An vào dịp lễ.

Hội An lung linh trong đêm
Hội An lung linh trong đêm

Khách sạn tại Hội An

Khách sạn tại Hội An
Khách sạn tại Hội An

Theo hạng sao tại Hội An

Khách sạn 5 sao  Khách sạn 4 sao   Khách sạn 3 sao   Khách sạn 2 sao  Khách sạn 1 sao

Khách sạn gần các điểm du lịch

Khách sạn tại Biển Cửa Đại    Khách sạn tại Khu phố cổ Hội An

Các số điện thoại cần biết

Công an thành phố Hội An: 0510 3861204.  Bưu điện Hội An: 0510 3861635.  Bệnh viện Hội An: 0510 3864750.  Taxi Hội An: 0510 3919919.  Tư vấn du lịch: 0510 3910919

 

Liên hệ đặt tour: 0903 662 420

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.

 

Xem thêm Tư vấn du lịch Hội An

 

Bài viết nổi bật về Hội An

 

Top khách sạn nổi bật ở Hội An (736)

HOI AN HEART LODGE
HOI AN HEART LODGE
Hội An
Khu vực trung tâm
10.0 Tuyệt vời
Christina's Hoi An
Christina's Hoi An
Hội An
9.5 Tuyệt vời
Phuc Hung Riverside Villa
Phuc Hung Riverside Villa
Hội An
9.6 Tuyệt vời
Victoria Hội An Beach Resort & Spa
Victoria Hội An Beach Resort & Spa
Hội An
9.0 Tuyệt vời
Aira Boutique Hoi An Hotel & Spa
Aira Boutique Hoi An Hotel & Spa
Hội An
9.0 Tuyệt vời
 

Điểm du lịch liên quan

Hội An

Hội An

Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
Đà Nẵng

Đà Nẵng

Đà Nẵng, Việt Nam
Đảo Cù Lao Chàm

Đảo Cù Lao Chàm

Hội An, Quảng Nam, Việt Nam
Nhà thờ tộc Trần

Nhà thờ tộc Trần

21 Lê Lợi, Hội An, Quảng Nam